Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn về cạnh tranh không lành mạnh
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2296 Lượt xem

Tư vấn về cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh.

Thế nào là cạnh tranh không lành mạnh?

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Ngoài ra, tại điều 39 Luật cạnh tranh 2004 liệt kê các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể bao gồm các hành vi sau:

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật này bao gồm:

1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

2. Xâm phạm bí mật kinh doanh;

3. Ép buộc trong kinh doanh;

4. Gièm pha doanh nghiệp khác;

5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

8. Phân biệt đối xử của hiệp hội

9. Bán hàng đa cấp bất chính;

10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định.

Ví dụ cạnh tranh không lành mạnh: Sản phẩm là gạo A là của một thương hiệu nổi tiếng A được người tiêu dùng biết đến rộng rãi và gạo B là của thương hiệu B không nổi tiếng, không được biết đến rộng rãi.

Tuy nhiên thương hiệu B đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa 2 sản phẩm này, cụ thể gạo A có cấu tạo, cách phát âm, trình bày, bố cục và màu sắc đều tương tự với gạo A. Việc quan sát bao bì, bề ngoài sản phẩm rất khó để người tiêu dùng phát hiện ra đây là 2 sản phẩm của 2 thương hiệu khác nhau và làm người tiêu dùng lầm tưởng 2 thương hiệu gạo A và gạo B đều cùng 1 thương hiệu.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm trong kinh doanh

Tại Điều 45 Luật cạnh tranh Việt Nam 2018 có quy định các hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh bị cấm gồm:

– Hành vi xâm phạm thông tin bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật đó

– Sử dụng hành vi đe dọa, cưỡng ép để ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của các doanh nghiệp khác không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó

– Trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác, gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín, tình hình tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

– Trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác.

– Lôi kép khách hàng của doanh nghiệp khác bằng các hình thức bất chính

– Phá giá đối với hàng hóa, dịch vụ bằng cách bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ.

– Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm được quy định tại luật khác.

Thủ tục xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Bước 1: Thụ lý hồ sơ khiếu nại

Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền khiếu nại đến Cục Quản lý cạnh tranh.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh không có đủ các tài liệu nói trên, Cục Quản lý cạnh tranh thông báo cho bên khiếu nại bổ sung trong thời hạn không quá 30 ngày; trong trường hợp đặc biệt, Cục Quản lý cạnh tranh có thể gia hạn 1 lần không quá 15 ngày theo đề nghị của bên khiếu nại.

Hồ sơ khiếu nại bị trả lại trong các trường hợp:

– Hết thời hiệu khiếu nại;

– Vụ việc không thuộc thẩm quyền điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh;

– Bên khiếu nại không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu đúng thời hạn.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bên khiếu nại phải nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh.

Cục Quản lý cạnh tranh chỉ thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh sau khi nhận đươc biên lai nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, trừ trường hợp bên khiếu nại được miễn nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh.

Bước 2: Điều tra vụ việc

– Điều tra sơ bộ: Việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo quyết định của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh.

+ Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ.

+ Căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ và kiến nghị của điều tra viên, Cục trưởng sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm.

– Điều tra chính thức:

+ Cục trưởng ra quyết định điều tra chính thức nếu có kiến nghị của điều tra viên và kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu vi phạm.

+ Thời hạn điều tra chính thức là 90 ngày, kể từ ngày có quyết định (có thể gia hạn thời hạn điều tra trường hợp cần thiết nhưng phải được Cục trưởng gia hạn và không quá 60 ngày)

Bước 3: Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Trong thời hạn không quá 90 ngày, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Các hình thức xử lý vi phạm:

– Cảnh cáo;

– Phạt tiền.

– Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm, bao gồm cả khoản lợi nhuận thu được từ việc vi phạm.

– Một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả có thể bị áp dụng:

+ Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;

+ Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;

+ Buộc cải chính công khai;

+ Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;

+ Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng;

+ Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

+ Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;

+ Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;

+ Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng;

+ Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi