Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông?
  • Thứ năm, 17/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2256 Lượt xem

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông?

Tôi có va chạm xe với một người, may mắn là chị lái xe chỉ bị xước nhẹ. Chị ấy cũng nói với tôi là không làm sao, đi khám chỉ mất 100 nghìn tiền thuốc và muốn sơn lại xe nên yêu cầu tôi chịu nửa tiền sơn xe, tôi đã đồng ý. Nhưng vài hôm sau chị ấy nói bị gãy chân và yêu cầu tôi bồi thường cho chị ấy. Tôi có phải bồi thường không thưa luật sư

 

Câu hỏi:

Kính chào Luật sư. Tôi muốn được tư vấn trường hợp sau: Tôi có va chạm xe với một người khác, tôi đi xe máy từ nhà ra ngõ, tôi chưa kịp rẽ trái thì có xe từ bên trái tới khiến bánh xe trước của tôi và vào yếm xe của xe người đó. Xe chị ta bị nghiêng và chị lái xe trượt ngã xuống đường, bị xước 1 ít chân trái. Tôi có hỏi xem chị lái xe có làm sao không và xin lỗi chị ấy.  Chị họ tôi ra xem tình hình và bảo tôi về chị ở đây cho, sau đó tôi ra về nhưng mấy giờ sau đó nóng ruột nên cùng mẹ sang nhà chủ xe đó hỏi thăm, chị chủ xe nói đi kiểm tra thì ko sao nhưng mất 100k tiền thuốc và xe bị xước 1 ít. Chị chủ xe nói chỉ muốn sơn lại xe và đề nghị tôi trả 1 nửa số tiền sơn xe, tôi cũng đồng ý. Nhưng bây giờ chị ta lại gọi điện cho tôi nói chị ta bị gãy chân và muốn tôi phải chịu trách nhiệm. Hôm bị tai nạn thì chị ấy vẫn đi được nhưng bây giờ chị ấy lại nói như vậy. Vậy tôi có phải chịu trách nhiệm không. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về câu hỏi này Luật sư của Luật Hoàng Phi trả lời như sau:

Thứ nhất, theo Điều 585 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông?

Tư vấn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông?

Thứ hai, theo quy định tại Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 về chuyển hướng xe như sau:

“1.Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

2.Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

3.Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

4.Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt,đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.”

Như vậy, theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì người lái xe khi muốn chuyển hướng: chuyển làn đường, rẽ phải, rẽ trái, quay đầu, vượt xe khác ( nếu cần thì phải nháy pha và còi ) và cho xe chuyển bánh từ vị trí đậu hoặc chạy sát vào vỉa hè để dừng, đậu xe thì phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ cho các phương tiện tham gia giao thông hai bên hay phía sau người lái xe biết để chủ động nhường đường hoặc tránh đường cho lái xe chuyển hướng.

Do đó, nếu bạn rẽ trái mà không thực hiện quy định về chuyển hướng xe như trên là vi phạm quy định pháp luật về giao thông đường bộ và phải bồi thường thiệt hại cho chị lái xe.

Thứ ba, về bồi thường thiệt hại: Điều 590 Bộ Luật dân sự 2015 quy định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Tuy nhiên, nếu chị lái xe bị gãy chân là do lỗi của chị ấy mà không phải do vụ va chạm gây ra thì bạn không phải chịu trách nhiệm bồi thường, bạn cần tìm hiểu và yêu cầu chị lái xe kiểm tra rõ để biết nguyên nhân gãy chân là do đâu.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi