Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Ly thân chồng có phải cấp dưỡng cho con không?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2059 Lượt xem

Ly thân chồng có phải cấp dưỡng cho con không?

Tôi và chồng ly thân đã được 7 năm nhưng chồng tôi không một lần gửi tiền cấp dưỡng cho con 8 tuổi. Tôi có thể làm đơn yêu cầu được không?

Câu hỏi:

Tôi và chồng lấy nhau được 10 năm, chúng tôi có một con trai năm nay 8 tuổi. Sau khi cưới nhau được 3 năm, con trai chúng tôi được 1 tuổi thì tôi phát hiện ra chồng tôi ngoại tình với một người phụ nữ cùng công ty. Tôi không thể tha thứ được cho chồng nên đã đưa con về ở gia đình bố mẹ đẻ. Từ đó đến nay đã 7 năm, chồng tôi không hề đưa cho tôi một đồng nào để nuôi con. Hiện nay, tôi muốn làm đơn xin ly hôn thì xin hỏi tôi có thể đòi số tiền mà đáng nhẽ chồng tôi phải cấp dưỡng cho con trong 7 năm không?

 Ly thân chồng có phải cấp dưỡng cho con không?

Trả lời:

Câu hỏi của chị thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình, Luật Hoàng Phi xin được tư vấn cho chị như sau:

Thứ nhất: Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền chăm sóc và nuôi dưỡng con cái

Theo quy định tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Theo quy định tại khoản 2 điều trên, con trai của anh chị vẫn là trẻ chưa thành niên, do đó cha của cháu phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cháu chứ không thể để chị một mình lo cho con.

Thứ hai: Chồng chị phải cấp dưỡng cho con chưa thành niên nếu không trực tiếp nuôi con

Theo quy định tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình thì nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con được quy định như sau:

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Theo quy định trên, mặc dù anh chị chưa ly hôn, Tòa án chưa ra bản án hay quyết định người phải cấp dưỡng là ai thế nhưng chồng chị không sống chung với con chưa thành niên thì vẫ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Do đó, chị có thể thêm nội dung yêu cầu chồng chị cấp dưỡng cho con trong 7 năm qua, kèm theo đó là các giấy tờ, căn cứ chứng minh số tiền mà chị phải dùng để nuôi dưỡng cháu để yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi