Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Lập biên bản ghi lời khai của người làm chứng
  • Thứ sáu, 14/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6305 Lượt xem

Lập biên bản ghi lời khai của người làm chứng

Biên bản ghi lời khai người làm chứng là văn bản tố tụng hình sự phản ánh toàn bộ diễn biến và kết quả của cuộc tiếp xúc, làm việc giữa Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên tiến hành tố tụng với người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án hình sự

Quy định về biên bản ghi lời khai của người làm chứng?

Căn cứ theo Điều 187 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

Biên bản ghi lời khai của người làm chứng được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

Việc lấy lời khai của người làm chứng có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Lập biên bản ghi lời khai của người làm chứng

Biên bản ghi lời khai

Tư vấn biên bản ghi lời khai của người làm chứng

Khi lấy lời khai người làm chứng phải lập biên bản ghi lời khai người làm chứng theo luật định. Biên bản ghi lời khai người làm chứng là văn bản tố tụng hình sự phản ánh toàn bộ diễn biến và kết quả của cuộc tiếp xúc, làm việc giữa Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên tiến hành tố tụng với người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án hình sự được lập theo quy định tại các Điều 133, 178, 184 của Bộ Luật tố tụng hình sự.

Theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật tố tụng hình sự, thì khi tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự bắt buộc phải lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất. Biên bản ghi lời khai người làm chứng là loại biên bản ghi những lời khai của người làm chứng đối với cơ quan tiến hành tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng nên nó cũng được thực hiện thống nhất như các loại biên bản tố tụng hình sự khác.

Lấy lời khai người làm chứng là một hoạt động điều tra, và vì thế, khi ghi lời khai người làm chứng, Điều tra viên, Kiểm sát viên phải lập biên bản theo quy định chung đối với hoạt động điều tra. Vì vậy, khi lập biên bản ghi lời khai người làm chứng, người lập biên bản phải tuân thủ các quy định tại Điều 178 của Bộ luật tố tụng hình sự.

Lấy lời khai người làm chứng là một hoạt động tố tụng độc lập. Ngoài những yêu cầu chung đối với các hoạt động tố tụng và các yêu cầu chung đối với hoạt động điều tra, việc lấy lời khai người người làm chứng có nhiều đặc điểm chung với hoạt động hỏi cung vì cùng thể hiện bằng hình thức hỏi và trả lời. Nhu cầu điều chỉnh chi tiết đối với hoạt động tố tụng hình sự, trên cơ sở những yêu cầu khách quan đặt ra quy định phải có một điều khoản riêng trong Bộ luật tố tụng hình sự về biên bản ghi lời khai người làm chứng. Chính vì thế Điều luật quy định biên bản ghi lời khai người làm chứng phải được lập theo quy định chung tại Điều 133, và biên bản hoạt động điều tra theo Điều 178, đồng thời theo quy định như đối với biên bản hỏi cung bị can tại Điều 184 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Việc thống nhất về hình thức các loại biên bản không chỉ tạo ra một sự thống nhất trong hoạt động tố tụng mà còn là một bảo đảm quan trọng cho việc thống nhất nhận thức các tình tiết khách quan liên quan đến tội phạm và điều đó góp phần bảo đảm chất lượng và hiệu quả của hoạt động tố tụng.

Biên bản ghi lời khai của người làm chứng phải thể hiện rõ những thông tin về địa điểm, ngày giờ tiến hành lấy lời khai, thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc; nội dung của hoạt động ghi lời khai; những người tiến hành ghi lời khai; những người tham gia (người làm chứng, phiên dịch, chuyên gia tâm lý… nếu có); những khiếu nại, yêu cầu của người làm chứng (nếu có).

Trong biên bản ghi lời khai của người làm chứng phải ghi rõ việc Điều tra viên, hoặc Kiểm sát viên đã giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ của người làm chứng trước khi ghi lời khai của họ. Việc này phải được người làm chứng ký xác nhận. Biên bản ghi lời khai của người làm chứng phải phản ánh đầy đủ những thông tin về quan hệ giữa người làm chứng với bị can, người bị hại, những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều này được thực hiện trước khi điều tra viên hoặc kiểm sát viên yêu cầu người làm chứng viết hoặc kể lại những gì mà họ biết về vụ án. Biên bản ghi lời khai của người làm chứng sau khi ghi nhận những lời kể hoặc những điều tự viết ra của người làm chứng thể hiện những thông tin phản ánh về các tình tiết của vụ án và những người liên quan đến vụ án, thì phải ghi rõ những câu hỏi của Điều tra viên (hoặc Kiểm sát viên) và câu trả lời của người làm chứng.

Lập biên bản ghi lời khai của người làm chứng

Nếu người làm chứng chưa đủ 16 tuổi thì trong biên bản ghi lời khai của người làm chứng phải thể hiện rõ sự có mặt của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự. Phải ghi rõ họ tên, quan hệ với người làm chứng, nơi cư trú, nghề nghiệp, nơi làm việc và các thông tin khác phản ánh vai trò người đại diện hợp pháp hoặc thầy giáo cô giáo của người làm chứng. Điều tra viên, Kiểm sát viên lập biên bản phải đọc lại biên bản cho những người có mặt cùng nghe và giải thích cho người làm chứng và người đại diện hợp pháp của người làm chứng nghe về quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản Những nhận xét của người làm chứng và đại diện hợp pháp, của thầy, cô giáo của họ được ghi rõ vào biên bản. Người làm chứng và Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đều cùng ký vào biên bản. Trong trường hợp người làm chứng hoặc người đại diện hợp pháp, thầy giáo, cô giáo của người làm chứng chưa thành niên từ chối ký vào biên bản thì việc đó phải được ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

Nếu có những điểm người làm chứng hoặc những người tham gia (cha mẹ, người đại diện hợp pháp hoặc thầy giáo, cô giáo…) yêu cầu sửa chữa, bổ sung thì cán bộ tiến hành ghi lời khai phải ghi bổ sung và phải được người làm chứng hoặc cha mẹ, người đại diện hợp pháp khác của người làm chứng ký xác nhận. Nếu người làm chứng không biết chữ thì người đại diện hợp pháp của họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ vào biên bản ở phần dành cho chữ ký của họ.


Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật hình sự về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Lấy lời khai của người làm chứng được thực hiện như thế nào?

Em có thắc mắc như sau, mong luật sư tư vấn, giải đáp:

Vào tuần trước, bố em có chứng kiến và can ngăn một vụ đánh nhau trong xóm, em nghe nói một bên trong vụ xô xát đã viết đơn tố cáo bên kia cố ý gây thương tích và gửi đến cơ quan công an quận. Ba hôm trước, công an có đến nhà hẹn bố em lên lấy lời khai. Việc công an đến nhà bảo bố em lên lấy lời khai như vậy có đúng quy định không? Việc lấy lời khai được thực hiện như thế nào? Em cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật Hoàng Phi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Thứ nhất: Về việc gọi lên triệu tập của công an:

Trong vụ việc này, bố bạn được xác định là người làm chứng – người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

Theo điều 185 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về triệu tập người làm chứng:

” 1. Khi triệu tập người làm chứng đến lấy lời khai, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập.

2. Giấy triệu tập người làm chứng ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc nơi làm việc, học tập của người làm chứng; giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm có mặt; mục đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

3. Việc giao giấy triệu tập được thực hiện như sau:

a) Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ;

b) Giấy triệu tập người làm chứng dưới 18 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện khác của họ;

c) Việc giao giấy triệu tập người làm chứng theo ủy thác tư pháp của nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản này và Luật tương trợ tư pháp.

4. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập người làm chứng để lấy lời khai. Việc triệu tập người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều này.”

Như vậy, để triệu tập người làm chứng, điều tra viên phải gửi giấy triệu tập theo quy định. Vì vậy, trong trường hợp này, công an đến nhà hẹn bố bạn lên lấy lời khai là không đúng về thủ tục tố tụng hình sự.

Thứ hai: Về thủ tục lấy lời khai của người làm chứng:

Lấy lời khai của người làm chứng là một trong những hoạt động điều tra quan trọng, thủ tục lấy lời khai của người làm chứng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Theo đó, việc tiến hành lấy lời khai của người làm chứng được thực hiện như sau:

– Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó.

– Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai.

– Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại Điều 66 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.

– Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên yêu cầu người làm chứng trình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi.

Việc lấy lời khai này phải được lập thành văn bản, gọi là biên bản ghi lời khai của người làm chứng. Ngoài ra việc lấy lời khai của người làm chứng có thể được ghi âm hoặc ghi hình.

Mẫu biên bản ghi lời khai của người làm chứng

TÒA ÁN NHÂN DÂN ……….(1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

LẤY LỜI KHAI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG

Hồi .…. giờ.…. phút ngày .…. tháng ….. năm………

Tại:(2)…..

Chúng tôi:(3)….

Tiến hành lấy lời khai của (4)..

Địa chỉ:(5)……..

Là người làm chứng trong vụ án dân sự thụ lý số ……/TLST-……… (6)

Về việc(7)…..

Thẩm phán giải thích quyền, nghĩa vụ của người làm chứng và yêu cầu người làm chứng cam đoan về lời khai của mình.

Người làm chứng cam đoan khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ án, (8)………khai:

(9)..

Việc lấy lời khai kết thúc hồi….. giờ…phút cùng ngày.…(10) đã……..(11), công nhận là biên bản ghi đúng lời khai của mình.

NGƯỜI KHAI

(Ký tên, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ) (12)

THƯ KÝ TÒA ÁN GHI BIÊN BẢN

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

THẨM PHÁN

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Trên đây là nội dung bài viết Lập biên bản ghi lời khai của người làm chứng? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi