Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Cố ý đập phá tài sản của người khác phạm tội gì?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1756 Lượt xem

Cố ý đập phá tài sản của người khác phạm tội gì?

Hành vi cố ý đập phá tài sản của người khác đã trực tiếp xâm phạm đến quan hệ về tài sản mà pháp luật bảo vệ. Liên quan đến hành vi cố ý đập phá tài sản của người khác, Bộ Luật hình sự 2015 (Sửa đổi 2017) quy định tại điều 178.

Xuất phát từ các động cơ, mục đích khác nhau mà người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác. Để xem xét, đánh giá hành vi vi phạm đồng thời bảo vệ quyền lợi của bản thân, nhiều người thắc mắc cố ý đập phá tài sản của người khác phạm tội gì. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc trên.

Cơ sở pháp lý

Hành vi cố ý đập phá tài sản của người khác đã trực tiếp xâm phạm đến quan hệ về tài sản mà pháp luật bảo vệ. Liên quan đến hành vi cố ý đập phá tài sản của người khác, Bộ Luật hình sự 2015 (Sửa đổi 2017) quy định tại điều 178, cụ thể như sau:

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm,

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Từ quy định trên, chúng ta có thể trả lời cố ý đập phá tài sản của người phạm tội gì? Người có hành vi cố ý đập phá tài sản của người khác tùy vào mức độ có thể bị khởi tố về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Dấu hiệu pháp lý

Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm

Căn cứ theo quy định tại điều 178 BLHS 2015 (Sửa đổi, bổ sung 2017), ta thấy cấu thành tội phạm của tội này được quy định là cấu thành tội phạm vật chất. Từ đó, rút ra 03 dấu hiệu về mặt khách quan:

– Hành vi khách quan được quy định là hành vi hủy hoại tài sản hoặc hành vi làm hư hỏng tài sản. Trong đó, hành vi hủy hoại tài sản được hiểu là hành vi làm mất giá trị sử dụng của tài sản, chính vì vậy được thể hiện trên thực tế vô cùng đa dạng.

– Hành vi phá hoại có thể là hành động (như đập phá, đốt,…) hoặc không hành động chẳng hạn như hành vi không tắt máy dẫn đến các sự cố phá hỏng máy.

– Hậu quả của tội phạm:

+ Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trờ lên.

+ Tài sản bị hủy hoại dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi trên mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Tài sản là di vật, cổ vật.

Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Người phạm tội biết hành vi của mình khả năng hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản những đã thực hiện hành vi đó vì mong muốn tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng hoặc vì đã có ý thức chấp nhận thiệt hại đó xảy ra để đạt được đích khác của mình.

Bên cạnh thắc mắc cố ý đập phá tài sản người khác phạm tội gì, bạn đọc cũng quan tâm đến vấn đề hình phạt. Theo quy định hiện hành, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có khung hình phạt như sau:

– Hình phạt chính:

+ Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 10.000.000 đến 50.000.000, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Có tổ chức; Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Tài sản là bảo vật quốc gia; Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; Để che giấu tội phạm khác; Vì lý do công vụ của người bị hại; Tái phạm nguy hiểm.

+  Khung hình phạt tăng nặng thứ 2 có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000

+ Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm được quy định cho trường hợp gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên.

– Hình phạt bổ sung được quy định có thể được áp dụng là:

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ;

+ Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 01 năm đến 05 năm.

Qua các thông tin cung cấp ở trên, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc cố ý đập phá tài sản của người khác phạm tội gì. Chúng tôi mong rằng các thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi