Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Phản tố là gì? Yêu cầu phản tố là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8589 Lượt xem

Phản tố là gì? Yêu cầu phản tố là gì?

Phản tố là một trong các quyền lợi cơ bản của bên phía bị đơn (người bị kiện) trong một vụ án dân sự nào đó‚ hiểu một cách đơn giản hơn thì phản tố có nghĩa là người bị kiện được quyền kiện ngược lại người đã làm đơn khởi kiện mình tại tòa án (nguyên đơn).

Trong lĩnh vực tố tụng dân sự đôi khi chúng ta sẽ được nghe nhắc đến cụm từ “phản tố”. Tuy nhiên‚ phản tố là gì? thì chưa hẳn ai trong chúng ta đều đã biết.

Chính vì vậy‚ trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp cho quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cụ thể và một số vấn đề có liên quan đến phản tố.

Khái niệm phản tố là gì?

Phản tố là một trong các quyền lợi cơ bản của bên phía bị đơn (người bị kiện) trong một vụ án dân sự nào đó‚ hiểu một cách đơn giản hơn thì phản tố có nghĩa là người bị kiện được quyền kiện ngược lại người đã làm đơn khởi kiện mình tại tòa án (nguyên đơn).

Người phản tố sẽ nộp đơn phản tố tại tòa án với nội dung có liên quan đến vấn đề đặt ra trong đơn khởi kiện‚ cùng với đơn khởi kiện trước đó của nguyên đơn tòa án sẽ tiếp tục xem xét và đưa ra hướng giải quyết vụ kiện này.

Yêu cầu phản tố là gì?

Yêu cầu phản tố là quyền của bị đơn đưa ra trong vụ án dân sự, đề nghị với Toà án buộc nguyên đơn hoặc những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải thực hiện đối với mình.

Yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ phát sinh khi có nguyên đơn kiện bị đơn, Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ việc đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn trong cùng một vụ án dân sự.

Ví dụ về yêu cầu phản tố: Chị A khởi kiện đòi chị B trả nợ số tiền 50 triệu đồng, Chị B khai rằng chị A còn nợ số tiền mua hàng của chị B là 55 triệu đồng, yêu cầu buộc chị A phải trả nợ tiền mua hàng để bù trừ với nợ vay.

Một số điều kiện để được phản tố

Vậy điều kiện để được phản tố là gì? chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong phần bài viết dưới đây.

Đơn phản tố của người bị kiện (bị đơn) được tòa án chấp thuận nếu như đáp ứng được các điều kiện như sau:

– Về thời điểm nộp đơn phản tố: đơn phản tố cần phải nộp trước thời điểm phiên họp hòa giải‚ kiểm tra việc bàn giao‚ nộp lại‚ tiếp cận và công khai các chứng cứ diễn ra (điều kiện này được quy định rõ ràng tại khoản 3 điều 200 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)

– Về nội dung của đơn phản tố cần đảm bảo một trong các điều kiện sau đây thì mới được tòa án châp thuận:

+ Yêu cầu trong đơn phản tố nhằm mục đích bù trừ nghĩa vụ cho yêu cầu của nguyên đơn‚ những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến vụ án dân sự này sẽ có yêu cầu độc lập khác

(Nội dung này có quy định cụ thể tại điểm a khoản 2 điều 200 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015‚ quý vị và các bạn có thể tìm đọc và tham khảo)

+ Nội dung yêu cầu của bị đơn trình bày trong đơn phản tố khi được toà án chấp thuận sẽ dẫn đến hệ quả là loại trừ sự chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu của nguyên đơn‚ những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến vụ án dân sự này sẽ có yêu cầu độc lập khác”

(Điều kiện này có quy định cụ thể tại điểm b khoản 2 điều 200 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015‚ quý vị và các bạn có thể tìm đọc và tham khảo)

– Về quy trình và thủ tục cần thực hiện để phản tố:

Quy trình tiến hành phản tố của bị đơn thì cũng phải tuân thủ theo hình thức như đối với khởi kiện của một vụ việc dân sự khác.

Tức là‚ đầu tiên bị đơn cũng cần phải soạn thảo‚ viết ra đơn phản tố bằng văn bản sau đó cũng gửi tới tòa án có thẩm quyền.

Rồi tiếp tục hoàn tất các nghĩa vụ về tài chính cụ thể là nộp tạm ứng án phí như nguyên đơn đã nộp đơn khởi kiện trước đó.

Trong trường hợp này‚ thời gian chuẩn bị cho việc xét xử sẽ được tính lại bắt đầu từ ngày bị đơn hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí đúng theo quy định.

– Nộp đầy đủ số tiền tạm ứng án phí theo như quy định

Và một số điều kiện khác được quy định chi tiết hơn trong Bộ luật Tố tụng dân sự‚ quy vị và các bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm.

Mẫu đơn yêu cầu phản tố

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội ngày …. tháng …. Năm ….

ĐƠN PHẢN TỐ

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN  QUẬN ĐỐNG ĐA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGƯỜI PHẢN TỐ:

Họ tên                     :     Nguyễn Thùy Linh

Sinh năm                :    12/8/1990

CCCD số                :  113687623 cấp ngày 13/10/2010 tại Công an tp Hà Nội

Địa chỉ thường trú : số nhà 58 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa thành phố Hà Nội

Tôi là bị đơn trong vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản ” đã được Tòa Án nhân dân Quận Đống Đa thành phố Hà Nội ngày …. tháng… năm….

NGƯỜI BỊ PHẢN TỐ:

Họ tên                     :     Nguyễn Mai Lan

Sinh năm                :     12/8/1990

CCCD số                :  113456798 cấp ngày 13/10/2010 tại Công an tp Hà Nội

Địa chỉ thường trú : số 19 ngõ 898 Đường Láng

Nội dung phản tố:

Sau khi Tòa Án Nhân Dân Quận Đống Đa thành phố Hà Nội thụ lý vụ án “Tranh chấp kinh doanh thương mại” giữa bà………… và bà…………. Tôi đã ủy quyền cho luật sư: ………. của văn phòng Luật Hoàng Phi tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền. Do cả hai bên đã có nhiều lần gặp gỡ trực tiếp tại tòa án, tại cơ sở sản xuất kinh doanh của bên bị đơn nhưng đều hòa giải không thành dẫn đến mẫu thuẫn.

Thứ nhất: …………………………………………………………………………………………………

Thứ hai:……………………………………………………………………………………………………..

Thứ ba: …………………………………………………………………………………………………….

Kính mong quý Tòa án xem xét giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tôi.

Trân trọng cảm ơn!

Hướng dẫn cách viết đơn phản tố

Đơn phản tố cần đảm bảo một số nội dung cơ bản như là:

– Quốc hiệu‚ tiêu ngữ

– Thời gian‚ địa điểm viết đơn

– Tên đơn‚ tòa án nhận đơn

– Thông tin người phản tố

– Thông tin người bị phản tố

– Nội dung yêu cầu phản tố

Trên đây là toàn bộ bài viết của công ty luật Hoàng Phi có nội dung liên quan đến phản tố là gì?

Mong rằng qua bài viết này quý vị và các bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm của phản tố‚ điều kiện để có thể phản tố và cách viết đơn phản tố. Liên hệ ngay số Hotline:19006557 để được giải đáp các thắc mắc và tư vấn chi tiết hơn.

Đánh giá bài viết:
4.6/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi