Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 10064 Lượt xem

Yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông

Đối với chương trình giáo dục phổ thông, những yêu cầu cần đạt sẽ bao gồm yêu cầu về phẩm chất, năng lực, yêu cầu năng lực cốt lõi, yêu cầu về năng lực chung của học sinh,..

Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn là giai đoạn giáo dục cơ bản được tính từ lớp 1 đến lớp 9 (cấp tiểu học và THCS) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12 (cấp THPT). Với chương trình giáo dục phổ thông được Bộ giáo dục và đào tạo quy định đã phần nào đáp ứng được các yêu cầu xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục theo hướng hiện đại, tinh gọn và bảo đảm chất lượng, thích hợp cho việc phân hóa học sinh và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

Để đánh giá học sinh trong quá trình học tập tại chương trình giáo dục phổ thông cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Vậy yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông là gì? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này.

Yêu câu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông là gì?

Yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông là kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất, về năng lực sau mỗi lớp học, cấp học và mỗi hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học lại có những yêu cầu riêng đối với học sinh cần phải đạt được.

Yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung

Đối với chương trình giáo dục phổ thông, những yêu cầu cần đạt sẽ bao gồm yêu cầu về phẩm chất, năng lực, yêu cầu năng lực cốt lõi, yêu cầu về năng lực chung của học sinh,..cụ thể:

– Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm;

– Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi như: Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất;

– Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh;

Các tiêu chí đánh giá này ở các cấp học đều có cơ sở chung, tuy nhiên mỗi cấp học khác nhau yêu cầu cũng khác nhau. Trong phạm vi bài viết sẽ đề cập tới yêu cầu cần đạt trong chương trình của học sinh Tiểu học.

– Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh:

Yêu nước:

+ Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên;

+ Yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước;

+ Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước; tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với quê hương, đất nước.

Nhân ái:

+ Yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình;

+ Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè;

+ Tôn trọng người lớn tuổi; giúp đỡ người già, người ốm yếu, người khuyết tật; nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ;

+ Biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn ở vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật và đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai;

+ Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè trong lớp về cách ăn mặc, tính nết và hoàn cảnh gia đình;

+ Không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn;

+ Sẵn sàng tha thứ cho những hành vi có lỗi của bạn.

Ham học:

+ Đi học đầy đủ, đúng giờ;

+ Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập;

+ Ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết;

+ Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.

Chăm làm

+ Thường xuyên tham gia các công việc của gia đình vừa sức với bản thân;

+ Thường xuyên tham gia các công việc của trường lớp, cộng đồng vừa sức với bản thân.

Trung thực:

+ Thật thà, ngay thẳng trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày; mạnh dạn nói lên ý kiến của mình;

+ Luôn giữ lời hứa; mạnh dạn nhận lỗi, sửa lỗi và bảo vệ cái đúng, cái tốt;

+ Không tự tiện lấy đồ vật, tiền bạc của người thân, bạn bè, thầy cô và những người khác;

+ Không đồng tình với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.

Trách nhiệm:

+ Có trách nhiệm với bản thân;

+ Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe;

+ Có ý thức sinh hoạt nền nếp;

+ Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân và gia đình;

+ Không bỏ thừa đồ ăn, thức uống; có ý thức tiết kiệm tiền bạc, điện nước trong gia đình;

+ Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội;

+ Tự giác thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường và các quy định, quy ước của tập thể; giữ vệ sinh chung; bảo vệ của công.

+ Không gây mất trật tự, cãi nhau, đánh nhau;

+ Nhắc nhở bạn bè chấp hành nội quy trường lớp; nhắc nhở người thân chấp hành các quy định, quy ước nơi công cộng;

+ Có trách nhiệm với công việc được giao ở trường, ở lớp;

+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi;

+ Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh và các con vật có ích;

+ Có ý thức giữ vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi;

+ Không đồng tình với những hành vi xâm hại thiên nhiên.

Ngoài ra, đối với học sinh cấp Tiểu học có những yêu cầu cần đạt về năng lực chung như sau:

– Đối với năng lực tự chủ và tự học: Học sinh tự làm những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn. Có ý thức về quyền và mong muốn của bản thân, bước đầu trình bày và thực hiện một số nhu cầu và quyền lợi chính đáng.

– Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân, biết chia sẻ tình cảm với người khác. Hòa nhã với mọi người, thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động, không mải chơi, làm ảnh hưởng tới công việc học tập.

– Ngoài ra còn có các điều kiện liên quan tới việc thích ứng với cuộc sống, định hướng nghề nghiệp và tự học, tự hoàn thiện các kỹ năng của bản thân

– Với năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Yêu cầu cần đạt của học sinh là xác định được mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp;

+ Yêu cầu về việc thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội, điều chỉnh và hóa giải các mâu thuẫn phát sinh;

+ Xác định mục đích và phương thức hợp tác;

+ Xác định được trách nhiệm và hoạt động của bản thân;

+ Xác định được nhu cầu và khả năng của người hợp tác;

+ Tổ chức và thuyết phục người khác;

+ Đánh giá hoạt động hợp tác;

+ Hội nhập quốc tế.

– Với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Để đạt được yêu cầu này, học sinh cần nhận ra ý tưởng mới;

+ Phát hiện và làm rõ vấn đề;

+ Hình thành và triển khai ý tưởng mới;

+ Đề xuất, lựa chọn giải pháp;

+ Thiết kế và tổ chức hoạt động;

+ Tư duy độc lập.

Trên đây, chúng tôi đã mang tới cho Quý khách hàng những thông tin về chủ đề yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
4.9/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi