Ý thức pháp luật là gì?

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 5895 Lượt xem
5/5 - (7 bình chọn)

Khi nhắc đến việc chấp hành pháp luật thì chúng ta không thể không nhắc tới ý thức pháp luật. Vậy ý thức pháp luật là gì?, phân loại và đặc điểm ý thức pháp luật như thế nào?, vai trò của ý thức pháp luật ra sao?

Ở bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ cùng quý vị tìm hiểu các vấn đề liên quan tới ý thức pháp luật để giải đáp các câu hỏi trên.

Ý thức pháp luật là gì?

Ý thức pháp luật là toàn bộ những tri thức, quan điểm, quan niệm, học thuyết về pháp luật biểu hiện qua sự nhận thức, tình cảm, thái độ của con người với pháp luật, ý Thức pháp luật bao gồm 2 bộ phận phân theo cấu trúc là tâm lý pháp luật và tư tưởng về pháp luật.

Phân loại ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật xét về cấu trúc sẽ được chia làm 2 bộ phận là tâm lý pháp luật, tư tưởng pháp luật

– Tâm lý pháp luật là toàn bộ những trạng thái về tâm lý từ con người bao gồm cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với pháp luật của mỗi con người hoặc nhóm người nào đó dưới sự tác động từ pháp luật

– Tư tưởng pháp luật là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng , học thuyết pháp lý của một giai cấp nào đó, được những nhà tư tưởng đại diện về giai cấp để hệ thống hóa và nâng lên thành lý luận

Ý thức pháp luật chia làm các loại:

– Ý thức pháp luật cá nhân

– ý thức pháp luật giai cấp

– Ý thức pháp luật xã hội

Đặc điểm của ý thức pháp luật

 Ngoài khái niệm về ý thức pháp luật là gì? thì những đặc điểm điển hình về ý thức pháp luật cũng đang được quan tâm, cụ thể như sau:

– Ý thức pháp luật sẽ lạc hậu hơn với sự tồn tại của xã hội phát triển

– Một số điểm của ý thức pháp luật cụ thể là tư tưởng về pháp luật có sự phát triển hơn so với thời điểm ở thời gian đó trong xã hội

– Ý thức pháp luật có thể là nguyên nhân hoặc trực tiếp phản ánh sự tồn tại của pháp luật và tiếp nối, kế thừa của các thế hệ trước đó.

– Ý thức pháp luật có tính giai cấp, đối với mỗi nước sẽ có hệ thống pháp luật khác nhau nhưng đều có hình thái về ý thức của pháp luật.

Tóm lại ý thức pháp luật là một trong những yếu tố có thể là động lực để thúc đẩy phát triển hoặc cũng có thể là sự kìm hãm đối với các sự vật hoặc hiện tượng nào đó

Vai trò ý thức pháp luật

Ngoài khái niệm về ý thức pháp luật là gì? thì ý thức pháp luật có vai trò quan trọng như sau:

– Việc nâng cao ý thức pháp luật giúp cho hình thành lối sống tuân thủ pháp luật một cách chủ động nhất từ các công dân ngược lại ý thức pháp luật thấp thì việc thực thi cũng như chấp hành pháp luật sẽ có hạn chế.

– Khi chủ thể đã có những hiểu biết về pháp luật nâng cao ý thức về pháp luật tốt sẽ giúp cho người dân bảo vệ quyền lợi của chính bản thân khi bị những xâm hại phát sinh

– Ý thức pháp luật tốt sẽ góp phần vào việc duy trì những trật tự xã hội từ đó hạn chế các mặt tiêu cực, tăng khả năng phát triển kinh tế, đời sống ấm lo, bảo vệ quyền lợi cho chính người dân

– ý thức pháp luật được nâng cao đồng nghĩa với việc góp phần nâng cao dân trí, từ đó việc quản lý nhà nước cũng được củng cố hướng tới một xã hội phát triển toàn diện

Như vậy ý thức pháp luật phụ thuộc vào chính bản thân mỗi con người, ngoài ra còn có sự tác động của những yếu tố xung quanh như môi trường sống, con người xung quanh,… Ý thức pháp luật tác động qua lại đối với sự quản lý, xây dựng pháp luật và bảo vệ quyền lợi của mỗi chúng ta.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan về ý thức pháp luật là gì?, vai trò của ý thức pháp luật, đặc điểm của ý thức pháp luật. Chân thành cảm ơn quý vị vì đã tham khảo bài viết!

5/5 - (7 bình chọn)