Trang chủ Chưa được phân loại Ý kiến pháp lý là gì?
  • Thứ ba, 08/08/2023 |
  • Là gì? |
  • 637 Lượt xem

Ý kiến pháp lý là gì?

Ý kiến pháp lý quy định tại Nghị định 51/2015/NĐ-CP là văn bản do Bộ Tư pháp cấp về tính hợp pháp của văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý.

Pháp lý là gì?

Pháp lý là những khía cạnh, phương diện khác nhau của đời sống pháp luật của một quốc gia, chỉ những lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật, giá trị pháp lý bắt nguồn từ một sự việc, hiện tượng xã hội.

Pháp lý là cơ sở hình thành nên pháp luật hoặc các khía cạnh liên quan đến pháp luật.

Ví dụ: Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam.

Ý kiến pháp lý là gì?

Ý kiến pháp lý quy định tại Nghị định 51/2015/NĐ-CP là văn bản do Bộ Tư pháp cấp về tính hợp pháp của văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý.

Ý kiến pháp lý là ý kiến chuyên môn độc lập đánh giá về các vấn đề pháp lý của văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý.

Ý kiến pháp lý được cấp dưới hình thức văn bản bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh theo đề nghị của cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý.

Ai có quyền yêu cầu cấp ý kiến pháp lý?

Cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đó là:

– Cơ quan nhà nước chủ trì đàm phán, ký đối với điều ước quốc tế về vay ODA và vay ưu đãi; thỏa thuận vay của Nhà nước; hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức PPP.

– Tổ chức được bảo lãnh đối với các văn bản bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh hoặc văn bản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

Đối tượng nào được cấp ý kiến pháp lý?

Bộ Tư pháp xem xét cấp ý kiến pháp lý đối với các văn bản mà Nhà nước, Chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước là một bên trong các trường hợp sau:

– Điều ước quốc tế về vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi; văn bản liên quan khác mà Nhà nước, Chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước là một bên (nếu có);

– Thỏa thuận vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ Tài chính;

– Văn bản bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh hoặc văn bản phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh;

– Thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ;

– Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) (bao gồm hợp đồng dự án, văn bản bảo lãnh Chính phủ (nếu có), hợp đồng thuê đất và các văn bản khác liên quan đến dự án mà Nhà nước, Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước là một bên);

– Các trường hợp đặc biệt khác theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều kiện được cấp ý kiến pháp lý

Bộ tư pháp cấp ý kiến pháp lý khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý thuộc đối tượng cấp ý kiến pháp lý theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;

– Có hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đầy đủ theo đúng quy định và đã được làm rõ, chỉnh lý theo yêu cầu của Bộ Tư pháp quy định.

– Việc đàm phán, ký, phê duyệt hoặc phê chuẩn các văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý đã được thực hiện đúng thẩm quyền, đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các nội dung cơ bản của ý kiến pháp lý

– Nội dung ý kiến pháp lý bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

+ Các điều kiện, hoàn cảnh và giả định cần thiết để làm rõ mục đích và phạm vi ý kiến pháp lý;

+ Đánh giá về tư cách pháp lý của bên Việt Nam trong việc ký hoặc ban hành văn bản;

+ Đánh giá về thẩm quyền tham gia ký hoặc ban hành văn bản của bên Việt Nam;

+ Đánh giá về việc tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục đàm phán, ký, ban hành văn bản;

+ Mục đích sử dụng ý kiến pháp lý và việc cung cấp ý kiến pháp lý cho các tổ chức, cá nhân khác.

– Ngoài các nội dung nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể, ý kiến pháp lý có thể có các nội dung khác nhưng không trái với các nguyên tắc cấp ý kiến pháp lý được quy định tại Điều 3 Nghị định này.

– Nội dung ý kiến pháp lý không đánh giá về các tình tiết, sự kiện hoặc các nội dung không liên quan trực tiếp tới pháp luật Việt Nam.

Nguyên tắc cấp ý kiến pháp lý

Ý kiến pháp lý là văn bản do Bộ Tư pháp cấp về tính hợp pháp của văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý. Ý kiên pháp lý được quy định trong Nghị định 51/2015/NĐ-CP như sau:

– Ý kiến pháp lý được cấp trên cơ sở và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam tại thời điểm cấp.

– Ý kiến pháp lý được cấp sau khi các văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý đã được ký, phê duyệt, phê chuẩn hoặc ban hành theo đúng quy định của pháp luật.

– Ý kiến pháp lý không làm thêm, bớt, hoặc thay đổi các quyền và nghĩa vụ của các bên có được theo các văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý hoặc theo pháp luật được áp dụng vào thời điểm cấp.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về: Ý kiến pháp lý là gì? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi: 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình nhất.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Văn hiến là gì? Ví dụ về văn hiến

Văn hiến thiên về các giá trị tinh thần do hiền tài sáng tạo ra. Có thể thấy văn hiến vốn đã xuất hiện từ lâu, nhưng vì nhiều lý do văn hiến dần dần được đồng nhất với văn hóa....

Ví dụ về thông tin

Thông tin là sự thông báo, trao đổi, giải thích về một đối tượng cụ thể nào đó và được thể hiện thông qua các dạng tín hiệu như âm thanh, chữ số, chữ viết… nhằm mang lại một sự hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận...

Mốt của dấu hiệu là gì?

Dựa vào mốt của dấu hiệu (còn được gọi là mốt) là một thuật ngữ thống kê được ứng dụng trong thực tế thì người ta sẽ thấy được tần suất của mốt của dấu hiệu nào là nhiều nhất; thể hiện đó là mốt và được ưu chuộng và phổ...

Trình độ lý luận chính trị là gì?

Trình độ lý luận chính trị là tiêu chuẩn để xác định trình độ về mặt lý luận chính trị, được chia làm 03 cấp độ là Cao cấp lý luận chính trị, Trung cấp lý luận chính trị, Sơ cấp lý luận chính...

27/2 là ngày gì?

Tại Việt Nam, ngày 27/2 được gọi là Ngày thầy thuốc Việt Nam. Là ngày lễ để tôn vinh sự cống hiến to lớn của đội ngũ thầy thuốc, cũng như bài tỏ lòng biết ơn với...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi