Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Xử lý việc kết hôn trái pháp luật?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1710 Lượt xem

Xử lý việc kết hôn trái pháp luật?

Bố mẹ tôi cưới nhau năm 1982 nhưng không đăng ký kết hôn. Năm 1990, bố tôi đăng ký kết hôn với một người phụ nữ khác. Xin luật sư cho biết tôi cần làm gì trong trường hợp phân chia tài sản? Bố tôi có bị phạt tù vì hành vi ngoại tình?

 

Câu hỏi:

Tôi có khúc mắc cần được tư vấn: Bố mẹ tôi cưới nhau năm 1982, lúc đó mẹ tôi mới 17 tuổi, chưa đủ điểu kiện đăng ký kết hôn. Cũng do lúc đó còn lạc hậu, không am hiểu về pháp luật. Sau đó đến khi đủ tuổi bố mẹ tôi cũng không làm thủ tục đăng ký kết hôn. Năm 1984: mẹ tôi sinh con đầu lòng (chị gái tôi), Năm 1988: Mẹ tôi sinh ra tôi (con gái thứ 2)

Đến năm 1990: bố tôi quan hệ bên ngoài với 1 người phụ nữ khác sinh được 1 cậu con trai. Và sau đó gia đình nhà nội đã đồng ý cho bố tôi đăng ký kết hôn với người phụ nữ này. Gia đình tôi ở Thái Bình còn người đó ở Việt Trì – Phú Thọ. Nên thông tin này họ ngoại và mẹ tôi không hề hay biết. Vì đám cưới không có diễn ra tại Thái Bình.

Ngay sau đó thì bố tôi cũng quay về với mẹ tôi và chung sống với nhau đến giờ. Và không hề chung sống với người phụ nữ kia. Nhưng cũng không để ý tới việc giải quyết thủ tục với người phụ nữ này. Năm 1997 mẹ tôi sinh con thứ 3 (em trai tôi). Bản thân tôi cũng không có hiểu nhiều về luật lắm. Trước đây tôi cũng có tìm hiểu, thì thấy là sẽ căn cứ vào thực tế. Nhưng hiện tại, tôi thấy có luật mới: Ngoại tình sẽ bị phạt tù. Vì vậy, tôi muốn hỏi là:

–  Sự việc của gia đình tôi hiện tại phải xử lý như thế nào. Nếu có phát sinh việc phân chia tài sản sẽ xử lý ra sao vì người phụ nữ kia không có đóng góp công sức vào việc dựng lên.

–  Với luật mới này thì có vi phạm vào luật mới như thế nào?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật sư của Hoàng Phi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:

Thứ nhất, theo thông tin bạn cung cấp thì thời điểm bố và mẹ bạn chung sống với nhau như vợ chồng là từ năm 1982, tại thời điểm đó đã tổ chức đám cưới nhưng chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Việc bố bạn kết hôn với người phụ nữ khác diễn ra vào năm 1990.

Theo quy định của pháp luật về Hôn nhân gia đình hiện hành thì quan hệ hôn nhân giữa bố bạn và người phụ nữ kia không có giá trị pháp lý  bởi không đủ điều kiện kết hôn tại thời điểm thực hiện việc đăng ký kết hôn vào năm 1990.

Cụ thể, điều 7 Luật Hôn nhân gia đình năm 1986 quy định về các trường hợp cấm kết hôn như sau:

Điều 7

Cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây :

a) Đang có vợ hoặc có chồng ;

b) Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình ; đang mắc bệnh hoa liễu ;

c) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha ; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời ;

d) Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.

Như vậy, theo quy định tại điểm a nêu trên thì Nhà nước nghiêm cấm việc kết hôn khi một hoặc hai bên đang có vợ hoặc có chồng. Tuy nhiên, luật hôn nhân gia đình năm 1986 và các văn bản có liên quan lại không có quy định cụ thể về vấn đề này, nên để giải quyết cần áp dụng các quy định liên quan của pháp luật hiện hành. Khoản 4 điều 2 Thông tư 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành luật hôn nhân gia đình 2014 quy định cụ thể về các căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật:

Người đang có vợ hoặc có chồngquy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

c) Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.”

Điểm a điều 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 về việc thi hành luật hôn nhân gia đình 2000 quy định:

a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;”

Quy định trên được hướng dẫn tại mục 1  thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP như sau:

1. Theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý là trong trường hợp sau khi quan hệ vợ chồng đã được xác lập họ mới thực hiện việc đăng ký kết hôn, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng), chứ không phải là chỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Theo quy định trên, những người có quan hệ vợ chồng trước thời điểm 03/01/1987  được Nhà nước thừa nhận cho dù trên thực tế hai người chưa thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, trong tất cả các văn bản luật Hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ, Nhà nước ta chỉ thừa nhận chế độ hôn nhân một vợ một chồng, ngoại trừ trường hợp đối với cán bộ chiến sĩ miền nam tập trung ra bắc trong những năm chiến tranh. Như vậy, tại thời điểm bố bạn thực hiện việc đăng ký kết hôn với người phụ nữ khác vào năm 1990 thì bố bạn không đủ điều kiện kết hôn do đang là người có vợ theo quy định của pháp luật.

Do đó, việc trước tiên bạn cần làm trong trường hợp này là làm đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định tại khoản 1 điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.Như vậy, bởi quan hệ hôn nhân không phát sinh nên nếu có việc phân chia tài sản thì tài sản không được mặc nhiên chia đôi mà sẽ được phân chia theo đóng góp, xây dựng thực tế của hai bên trong thời gian chung sống.

Xử lý việc kết hôn trái pháp luật?

Xử lý  việc kết hôn trái pháp luật?

Thứ hai, về thắc mắc của bạn liên quan đến việc người ngoại tình có thể bị phạt tù không?.  Vấn đề này được quy định tại điều 147 Bộ luật hình sự 1999 như sau:

Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Quy định này được hướng dẫn tại điều 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT- BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC như sau:

3. Về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 147 BLHS)

3.1. Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…

3.2. Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng.

Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v…

b) Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

3.3. Trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo khoản 2 Điều 147 BLHS mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội không chấp hành án theo Điều 304 BLHS.”

Như vậy có thể thấy, người có hành vi ngoại tình sẽ không đương nhiên bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn mà chỉ khi hành vi của họ đi kèm các dấu hiệu, điều kiện quy định ở trên thì vấn đề áp dụng hình phạt tù mới được đặt ra.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT  MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi