Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Xét tuyển học bạ có cần ghi nguyện vọng không?
  • Thứ hai, 06/02/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7672 Lượt xem

Xét tuyển học bạ có cần ghi nguyện vọng không?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn trả lời câu hỏi: Xét tuyển học bạ có cần ghi nguyện vọng không?

Xét tuyển học bạ và xét tuyển nguyện vọng là hai phương thức hoàn toàn độc lập nên thí sinh dù đã xét học bạ vào một trường thì vẫn có thể đăng ký nguyện vọng vào một trường khác; hoặc ở cùng một trường thì vẫn có thể đăng ký nguyện vọng vào một ngành khác, với một tổ hợp môn khác… Sĩ tử có thể đăng ký xét tuyển học bạ vào một trường dù không đăng ký nguyện vọng vào trường đó. Vậy xét tuyển học bạ có cần ghi nguyện vọng không?

Xét học bạ là gì?

Xét tuyển học bạ là phương thức tuyển sinh đại học dựa trên kết quả điểm của 3 năm học THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn để xét tuyển. Phương thức này mới, tạo điều kiện cho thí sinh giảm bớt áp lực ôn tập, thi cử. Đây cũng là cơ hội lớn với các học sinh có kết quả học tập cấp 3 tốt rộng đường bước vào cánh cửa đại học.

Nguyện vọng là gì?

 Khi đăng ký dự kỳ thi THPT, thí sinh nào nếu có nhu cầu dùng điểm thi xét tuyển ĐH. Vậy thì cần đăng ký nguyện vọng bên trong tờ phiếu đó.

Và nguyện vọng sẽ bao gồm nguyện vọng 1, 2, 3, 4… Đó là nhu cầu, mong muốn của thí sinh trong việc dự tuyển vào ngành học, trường học nào đó. Tùy thuộc vào năng lực học tập và yêu thích ngành nghề mà thí sinh có thể ứng tuyển nhiều nguyện vọng. 

Mặc dù không có quy định giới hạn số lượng nguyện vọng. Tuy nhiên, các thí sinh cũng cần cân nhắc về số lượng nguyện vọng ứng tuyển. Theo ghi nhận năm 2021 có thí sinh đăng ký đến 20 nguyện vọng. Đến năm 2022 có thí sinh đăng ký đến 99 nguyện vọng trong phần này.

Nếu nắm rõ được nguyên tắc tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ. Cũng như hiểu rõ về năng lực bản thân mình, thí sinh chỉ cần ghi từ 5 đến 6 nguyện vọng. Vậy thì cơ hội trúng tuyển đã được đánh giá cao. Ngược lại nếu không hiểu rõ thì dù thí sinh có đăng ký đến 20 nguyện vọng thì cũng khó đạt được.

Điều kiện xét tuyển học bạ như thế nào?

Dựa vào hình thức xét tuyển, ngành mà các em học sinh đăng ký xét tuyển mà các trường sẽ đưa ra các điều kiện xét tuyển khác nhau. Dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia hoặc điểm tổng các môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt ở mốc điểm nhất định. Hạnh kiểm phải khá trở lên, các môn sẽ được đánh giá qua các kỳ hoặc là 6 kỳ, 5 kỳ, 3 kỳ hay 2 kỳ, 1 kỳ lớp 12 mà các trường đưa ra các điều kiện xét tuyển khác nhau.

Điều kiện xét tuyển học bạ phải phù hợp với chất lượng đào tạo đầu vào của trường, cũng như quy định xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo để bảo đảm chất lượng đầu vào của trường. 

Xét tuyển học bạ có cần ghi nguyện vọng không?

Khi xét học bạ, điều kiện bắt buộc thí sinh đỗ tốt nghiệp cấp 3 trước tiên. Và xét học bạ có cần ghi vào nguyện vọng không câu trả lời sẽ là không. Bởi hai phương thức này hoàn toàn độc lập với nhau.

Hình thức xét tuyển bằng học bạ với thủ tục/hồ sơ đơn giản và dễ thực hiện hơn so với xét nguyện vọng. Theo đó các thí sinh chỉ cần photo và công chứng một số giấy tờ liên quan bao gồm:

+ Photo Đơn đăng ký xét tuyển theo mẫu trường mình muốn xét học bạ.

+ Photo Bản học bạ có công chứng.

+ Photo có chức thực Bằng tốt nghiệp THPT hay Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời.

+ Photo có chứng thực chứng minh thư nhân dân hay căn cước công dân.

+ Photo giấy chứng nhận ưu tiên nếu có.

+ Kèm 4 tấm ảnh 3×4.

+ Lệ phí xét tuyển tùy vào từng trường mà lệ phí khác nhau.

+ Phong bì có dán sẵn tem, ghi đầy đủ địa chỉ liên lạc, số điện thoại. Mục đích giúp cho trường thông báo kết quả xét tuyển sau khi có.

Những lưu ý khi xét tuyển học bạ

– Dù là xét học bạ, thí sinh vẫn phải đảm bảo điều kiện là đỗ tốt nghiệp cấp 3.

– Xét tuyển học bạ và xét tuyển nguyện vọng là hai phương thức hoàn toàn độc lập nên thí sinh dù đã xét học bạ vào một trường thì vẫn có thể đăng ký nguyện vọng vào một trường khác; hoặc ở cùng một trường thì vẫn có thể đăng ký nguyện vọng vào một ngành khác, với một tổ hợp môn khác… Sĩ tử có thể đăng ký xét tuyển học bạ vào một trường dù không đăng ký nguyện vọng vào trường đó.

– Với phương thức xét tuyển học bạ không giới hạn số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Do đó, bạn có thể nộp hồ sơ vào nhiều ngành và nhiều trường khác nhau, vì đây là hình thức xét tuyển riêng. Nếu trúng tuyển nhiều ngành thì sẽ được chọn ngành yêu thích nhất.

– Tùy từng trường Đại học lại có cách thức xét tuyển học bạ riêng. Có trường năm trước xét học bạ nhưng năm nay lại không xét học bạ và cũng có trường năm ngoái không xét nhưng năm nay lại xét học bạ. Thí sinh cần tham khảo kỹ thông tin của từng trường trước khi quyết định.

– Ở một số trường đại học, số lượng hồ sơ đăng ký phương thức xét học bạ rất lớn ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên. Ở đợt sau có thể điều kiện xét tuyển sẽ cao hơn. Do đó, thí sinh nộp hồ sơ càng sớm càng tốt để có khả năng trúng tuyển cao hơn.

– Để nắm chắc cơ hội trúng tuyển và không phí thời gian, thí sinh cần hiểu rõ kết quả học tập THPT của mình cũng như điều kiện xét tuyển của trường ĐH.

– Bạn cần chuẩn bị thật đầy đủ hồ sơ xét học bạ. Bởi nếu không nộp đủ giấy tờ cần thiết, hồ sơ của bạn có rất nhiều khả năng sẽ bị loại.

– Việc xét tuyển học bạ có số chỉ tiêu nhất định tùy từng trường, thí sinh nên đăng ký dự thi THPT quốc gia và dùng điểm thi xét tuyển Đại học để tránh trường hợp xét tuyển học bạ mà không đỗ.

Trên đây là nội dung bài viết xét tuyển học bạ có cần ghi nguyện vọng không? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
1.4/5 - (107 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi