Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Xếp loại hạnh kiểm khá có được học sinh giỏi không?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 18181 Lượt xem

Xếp loại hạnh kiểm khá có được học sinh giỏi không?

Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT về sửa đổi Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì học sinh được đánh giá và xếp thành 4 loại gồm hạnh kiểm Tốt, khá, trung bình, yếu.

Trải qua một năm học miệt mài đèn sách kết quả phân loại cuối năm là thành tích của mỗi học sinh. Kết quả ấy được đánh giá dựa trên học lực và hạnh kiểm. Do đó rất nhiều độc giả quan tâm thắc mắc không biết liệu rằng Xếp loại hạnh kiểm khá có được học sinh giỏi không?

Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết của Luật Hoàng Phi để có câu trả lời.

Hạnh kiểm là gì?

Hạnh kiểm của học sinh có thể hiểu là hoạt động kiểm tra, ghi nhận hiệu quả hoạt động rèn luyện bản thân của học sinh theo các quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực mà nhà trường, xã hội đã đặt ra. Căn cứ vào nghĩa của chữ “hạnh”, nguyên tắc đánh giá hạnh kiểm của học sinh nhất định phải dựa vào thái độ và hành động của học sinh chứ không nên chỉ căn cứ vào kết quả học tập, đánh giá một chiều, phiến diện.

Tiêu chí xếp loại hạnh kiểm

Trước khi giải đáp câu hỏi Xếp loại hạnh kiểm khá có được học sinh giỏi không thì bạn đọc cần nắm được tiêu chí xếp loại hạnh kiểm. Hiện nay theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT về sửa đổi Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì học sinh được đánh giá và xếp thành 4 loại gồm hạnh kiểm Tốt, khá, trung bình, yếu. Hạnh kiểm được xếp loại sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.

– Loại tốt:

Học sinh được xếp loại tốt về hạnh kiểm khi có nhận thức đúng và thực hiện khá đầy đủ nhiệm vụ học sinh, có ý thức trách nhiệm cao đối với học tập, rèn luyện đạo đức , nếp sống và rèn luyện thân thể. Đồng thời, học sinh có tiền bộ không ngừng, đạt kết quả cao trong học tập về tất cả các mặt.

+ Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;

+ Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;

+ Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình; + Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập; + Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

+ Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

+ Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.

– Loại khá:

Thực hiện được những quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đạt đến mức độ của loại tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.

+ Những học sinh đạt mức trên trung bình nhưng chưa đạt mức tốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ học sinh, thể hiện qua các mặt rèn luyện đạo đức, học tập, lao động, rèn luyện thân thể cũng như hoạt động xã hội.. hay trong các mặt trên có mặt đạt loại tốt song có mặt chỉ đạt mức trung bình đều được xếp loại hạnh kiểm khá.

– Loại trung bình:

Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.

– Loại yếu:

Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:

+ Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;

+ Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;

+ Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;

+ Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.

Vậy khi học sinh xếp loại hạnh kiểm khá có được học sinh giỏi không là câu hỏi được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm. Hãy theo dõi ở phần tiếp theo bài viết để có câu trả lời.

Xếp loại hạnh kiểm khá có được học sinh giỏi không?

Căn cứ vào Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT về việc xét công nhận danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến được quy định như sau:

+ Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kì hoặc cả năm học nếu đạt học lực loại giỏi và hạnh kiểm loại tốt.

+ Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm nếu học lực từ loại khá trở lên và đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên.

+ Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh đạt thành tích nổi bật, xuất sắc. Hoặc có tiến bộ vượt bậc trong rèn luyện và học tập.

Có thể thấy khi học sinh xếp loại hạnh kiểm khá sẽ không được được học sinh giỏi. Việc công nhận danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến sẽ được căn cứ vào xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh. Học sinh phải đồng thời đạt hạnh kiểm tốt và học lực giỏi thì mới đạt học sinh giỏi. Các trường hợp học lực giỏi nhưng hạnh kiểm khá hoặc học lực khá hạnh kiểm tốt thì chỉ được học sinh tiên tiến. Do đó học sinh cần vừa học tập tốt vưà tu dưỡng đạo đức tốt để được công nhận danh hiệu học sinh giỏi.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Xếp loại hạnh kiểm khá có được học sinh giỏi không? đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá bài viết:
4.8/5 - (125 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi