Trang chủ Dịch vụ Giấy phép Các hình thức khuyến mại phải đăng ký khuyến mại mới nhất 2024
  • Chủ nhật, 24/03/2024 |
  • Dịch vụ Giấy phép |
  • 3661 Lượt xem

Các hình thức khuyến mại phải đăng ký khuyến mại mới nhất 2024

Các hoạt động đăng ký khuyến mại tương đối phức tạp, đặc biệt là đối với các tổ chức, doanh nghiệp lần đầu thực hiện thủ tục. Trong đó việc mọi người băn khoăn nhiều nhất chính là xác định các trường hợp phải đăng ký khuyến mại.

Những chương trình khuyến mại mà tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tương đối đa dạng. Tuy nhiên, không phải hình thức nào doanh nghiệp cũng cần phải đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại với cơ quan nhà nước. Có những chương trình thay vì đăng ký, doanh nghiệp chỉ cần thông báo khuyến mại. Bên cạnh đó, cũng có chương trình doanh nghiệp không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào. Do vậy mà trước khi tiến hành thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại, doanh nghiệp cần xác định các trường hợp phải đăng ký khuyến mại theo quy định của pháp luật, đây là điều bắt buộc và nên làm.

Khuyến mại là gì?

Khuyến mại là một hoạt động thường được sử dụng để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Đó có thể là một chiến dịch giảm giá, tặng quà hoặc phần thưởng, hoặc các ưu đãi khác để khuyến khích khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của một công ty. Khuyến mại thường được sử dụng trong các dịp đặc biệt như lễ hội, ngày lễ, hoặc để xóa bỏ hàng tồn kho hoặc kích thích tiêu thụ trong những thời điểm bán hàng chậm. Mục đích của khuyến mại là thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng, đồng thời giúp các công ty xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài.

Các hình thức khuyến mại phải thông báo thực hiện khuyến mại

Căn cứ theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP, chúng tôi sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp xác định trường hợp phải thông báo thực hiện khuyến mại như sau:

– Cung cấp hàng mẫu, dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử mà không phải trả tiền;

– Tặng hàng hóa, dịch vụ mà không thu tiền;

– Giảm giá hàng hóa, sản phẩm với giá bán ra trước đó;

– Cung ứng hàng hóa, dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ;

– Bán hàng, cung cấp dịch vụ còn kèm phiếu dự thi để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố;

– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cùng với việc tham dự các chương trình mang tính chất may rủi theo thể lệ và giải thưởng đã công bố;

– Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng, trị giá mua hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận mua hàng, dịch vụ…

– Khuyến mại dịch vụ, hàng hóa mà quá trình thực hiện sử dụng internet, phương tiện, thiết bị điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin.

Trên đây là xác định trường hợp phải đăng ký khuyến mại theo quy định mới nhất. Dựa vào đây, các đơn vị kinh doanh có thể xác định chính xác chương trình của mình có cần phải thực hiện này hay không.

Các hình thức khuyến mại phải đăng ký khuyến mại?

Trong nội dung của Nghị định 81/2018NĐ-CP đã giới thiệu cho tổ chức, doanh nghiệp rất chi tiết về các trường hợp phải đăng ký khuyến mại và thông báo khuyến mại. Tổ chức, doanh nghiệp có thể căn cứ vào những quy định này để xác định đối với trường hợp chương trình khuyến mà mình dự định thực hiện thuộc nhóm hình thức nào?

Đối với các trường hợp phải đăng ký khuyến mại, pháp luật hiện hành quy định cụ thể như sau:

– Tổ chức, doanh nghiệp phải đăng ký khuyến mại nếu bán sản phẩm, dịch vụ đi kèm các hoạt động xúc tiến thương mại mang tính may rủi. Tức doanh nghiệp tổ chức các chương trình bán hàng, mà người tham gia khi mua sản phẩm, hàng hóa được tặng kèm một quyền lợi. Việc người tham gia có trúng thưởng hay không tùy theo sự may mắn của người đó.

– Tổ chức, doanh nghiệp phải đăng ký khuyến mại nếu thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại khác được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận.

Như vậy, nếu doanh nghiệp của bạn đang có ý định triển khai các chương trình như trên thì trước khi thực hiện cần phải gửi hồ sơ đăng ký theo quy định về Sở Công thương hoặc Bộ Công thương. Đây là hai cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hoạt động xúc tiến thương mại của tổ chức, doanh nghiệp.

các trường hợp phải đăng ký khuyến mại

Cách xác định cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký khuyến mại

Sau khi đã xác định các trường hợp phải đăng ký khuyến mại, việc tiếp theo mà tổ chức, doanh nghiệp cần phải làm là tìm hiểu về cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hồ sơ xin cấp phép thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. Bởi theo quy định, chương trình của doanh nghiệp chỉ được phép thực hiện khi cơ quan nhà nước xác nhận.

Cũng trong Nghị định 81/2018/NĐ-CP, các thông tin về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được đề cập rất chi tiết. Theo đó, tùy thuộc vào quy mô mà tổ chức, doanh nghiệp thực hiện hoạt động khuyến mại mà cơ quan tiếp nhận xử lý sẽ có sự thay đổi. Cụ thể như sau:

– Nếu hình thức khuyến mại là không may rủi hoặc hoạt động khuyến mại may rủi nhưng chỉ thực hiện tại 1 tỉnh/thành phố duy nhất, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ khuyến mại tới Sở Công thương

– Nếu hoạt động khuyến mại diễn ra từ hai tỉnh, thành phố trở lên và là hình thức khuyến mại mang tính chất may rủi, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tại Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công thương

Hồ sơ đăng ký chương trình khuyến mại

Đối với trường hợp thông báo thực hiện khuyến mại Sở Công thương, hồ sơ gồm:

– Bản thông báo chương trình khuyến mại

– Bản danh sách sản phẩm khuyến mại hoặc các giấy tờ khác có liên quan.

Đối với trường hợp đăng ký chương trình khuyến mại Sở Công thương hoặc Cục xúc tiến thương mại (Bộ công thương), hồ sơ gồm:

– Đơn đăng ký chương trình khuyến mại

– Thể lệ chương trình khuyến mại

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Mẫu bằng chứng xác định trúng thưởng

– Giấy tờ về chất lượng hàng hóa

Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại

Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các quy định cụ thể sau:

1. Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không bao gồm rượu, xổ s, thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc) dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập, dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại theo quy định của pháp luật.

2. Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc), hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ bị cấm khuyến mại khác theo quy định của pháp luật.

3. Tiền có thể được sử dụng như hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại trừ các trường hợp khuyến mại theo quy định tại các Điều 8, Điều 10, Điều 11 Nghị định 81/2018/NĐ-CP

Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

1. Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8, Khoản 2 Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

2. Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bng hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

3. Giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khu hàng hóa hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, giá trị được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại đmua hàng hóa, dịch vụ dùng đkhuyến mại hoặc giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại tại thời điểm công bố;

b) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, giá trị được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.

4. Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tun, tháng, mùa khuyến mại) thì áp dụng hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là 100%. Hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại 100% cũng được áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

5. Chương trình khuyến mại tập trung theo quy định tại Khoản 4 Điều này gồm:

a) Chương trình do cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) chủ trì tổ chức, trong một khoảng thời gian xác định, theo hình thức giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại nhằm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế có mục tiêu của Quốc gia, của địa phương. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung. Mọi thương nhân đều được quyền tham gia vào các chương trình;

b) Các đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động, gồm:

– Đợt Tết Âm lịch: 30 ngày ngay trước ngày đầu tiên của năm Âm lịch;

– Các ngày nghỉ lễ, tết khác. Thời hạn khuyến mại của từng đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết không được vượt quá thời gian nghỉ của các dịp lễ, tết tương ứng theo quy định của pháp luật lao động.

Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại

1. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.

2. Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 thì áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%. Mức giảm giá tối đa 100% cũng áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho:

a) Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;

b) Hàng thực phẩm tươi sống;

c) Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

Dịch vụ đăng ký chương trình khuyến mại tại Luật Hoàng Phi

Đồng hành cùng các hàng trăm nghìn tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký chương trình khuyến mại trong suốt hơn 10 năm qua, Luật Hoàng Phi hiểu rõ hơn ai hết các cách thức thực hiện thủ tục để cơ quan nhà nước chấp thuận. Với lợi thế về mặt nguồn lực, các cán bộ, nhân viên của chúng tôi là những luật sư được đào tạo bài bản, có chuyên môn và kinh nghiệm không chỉ tư vấn các trường hợp phải đăng ký khuyến mại một cách chi tiết, rõ ràng mà còn trực tiếp thay mặt doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước. Nhờ đó mà doanh nghiệp nhanh chóng có thể triển khai các hoạt động kinh doanh mang lại giá trị.

Chưa kể, với tôn chỉ đặt lợi ích khách hàng lên đầu, Luật Hoàng Phi không chỉ thực hiện thủ tục chính xác, nhanh chóng mà còn có chi phí dịch vụ hợp lý. Chúng tôi đảm bảo quyền lợi mà khách hàng nhận được, tương xứng với giá trị bỏ ra. Chính vì vậy mà tổ chức, doanh nghiệp hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Để được Luật Hoàng Phi hỗ trợ tư vấn các hình thức phải đăng ký khuyến mại hay cần yêu cầu dịch vụ, tổ chức, doanh nghiệp hãy liên hệ tới các thông tin sau:

– Hotline hỗ trợ dịch vụ: 0981.378.999 – 0961.981.886

– Điện thoại: 024.628.528.39 (HN) – 028.73.090.686 (HCM)

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo?

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có thêm thông tin làm rõ...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang

Trước khi chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang thì tổ chức, cá nhân cần xác định loại hình quảng cáo để chuẩn bị hồ sơ cho phù...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thái Bình

Quảng cáo không chỉ là cầu nối tiếp thị, truyền tải thông tin, thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng của mình mà việc thiết lập các chiến lược về sản phẩm, giả thành, nơi phân phối,... cũng trở nên dễ dàng...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thừa Thiên Huế

Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thanh Hóa

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi