Xã hội hoá giáo dục là gì?

  • Tác giả: Nguyễn Văn Phi |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 1735 Lượt xem
5/5 - (7 bình chọn)

Xã hội hoá giáo dục là con đường quan trọng để thực hiện dân chủ hoá giáo dục, làm cho hệ thống giáo dục từ một thiết chế hành chính thành một thiết chế giáo dục của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đồng thời xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Vậy Xã hội hoá giáo dục là gì? Mục tiêu của xã hội hoá giáo dục là gì? Lợi ích của việc xã hội hoá giáo dục ra sao? Khách hàng quan tâm những nội dung trên vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau đây.

Xã hội hóa giáo dục là gì?

Xã hội hóa giáo dục là vận động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, nhằm phát huy truyền thống hiếu học và tiềm năng con người trong quá trình xây dựng nền giáo dục hiện đại dưới sự quản lý của nhà nước để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao mức hưởng thụ giáo dục của nhân dân.

Từ việc tìm hiểu Xã hội hoá giáo dục là gì? Chúng ta có thể thấy rõ Xã hội hóa giáo dục gồm 2 thành phần chính:

+ Xây dựng một xã hội học tập trong đó mọi người học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

+ Vận động toàn xã hội tham gia đóng ghóp cho giáo dục.

Lợi ích của việc xã hội hóa giáo dục

– Xã hội hóa giáo dục là một tư tưởng chiến lược về giáo dục, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc, có tính cách mạng trong hoạt động thực tiễn, biến hoạt động giáo dục mang tính chuyên biệt chuyên môn và nghiệp vụ trong một lĩnh vực, một thiết chế giáo dục ngành giáo dục trở thành một hoạt động học tập rộng lớn và sâu sắc bắt rễ vào các lĩnh vực đời sống vật chất, tinh thần của xã hội nhằm đảm bảo cho giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.

– Tạo ra một phong trào học tập sâu rộng trong xã hội dưới nhiều hình thức, thực hiên học tập suốt đời để người dân làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho Việt Nam trở thành một xã hội học tập.

– Xã hội hóa giáo dục sẽ phát huy mọi tiềm năng trong xã hội về vật chất, trí tuệ, khoa học kĩ thuật, huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục với các mức độ khác nhau giúp giáo dục đạt quy mô rộng, tốc độ lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển và tiến bộ giáo dục.

– Thực hiện xã hội hóa giáo dục là một giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược kinh tế – xã hội của Đảng và nhà nước. Công bằng không chỉ trong việc hưởng thụ mà còn trong việc đóng ghóp, cống hiến cho xã hội theo khả năng thực tế của từng người, từng địa phương.

Vai trò của xã hội hóa giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục

Có thể thấy được trong suốt quá trình lãnh đạo đấu tranh cách mạng, Đảng luôn coi việc huy động lực lượng toàn dân, toàn xã hội vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị như một đường lối vận động quần chúng, tập hợp các lực lượng dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Cho đến Đại hội lần thứ VIII ( 6/1996) thì xã hội hoá trở thành một trong những quan điểm để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội, trong đó có kể đến xã hội hoá giáo dục.

Hiện nay bản chất của xã hội hoá được xác định là Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước.

Việc xã hội hoá giáo dục nhằm mục tiêu ” giáo dục cho mọi người”. Từ đó thấy được những vai trò to lớn của xã hội hoá giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Xã hội hoá giáo dục tạo ra nhiều nguồn để làm giáo dục, mở ra một con đường để chúng ta làm giáo dục không thuần tuý ở trong nhà trường, phá thế đơn độc của nhà trường, thực hiện việc kết hợp giáo dục trong và ngoài nhà trường, kết hợp các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình, xã hội, tạo ra môi trường giáo dục tốt, thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.

Làm cho xã hội nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của giáo dục, cũng như nắm rõ được thực trạng của giáo dục địa phương, nhận thức rõ trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục. Giáo dục liên quan đến mọi người, mọi cộng đồng, đối với mỗi gia đình đó là lợi ích của những đứa con và của cả gia đình. Đối với xã hội đó là lợi ích của công dân và của toàn xã hội.

Xã hội hoá giáo dục cũng là quá trình trao đổi những kinh nghiệm, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục một cách phù hợp với đối tượng và điều kiện nước ta. Đây là quá trình mở rộng phạm vi giáo dục, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục ở quy mô quốc gia, khu vực và quốc tế. Việc coi trọng chăm lo giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá… của các tổ chức chính trị – xã hội, các hội, đoàn thể, các thôn xóm, tổ dân phố, cộng đồng dân cư thực chất là xã hội hoá giáo dục, là các tổ chức này tham gia vào quá trình giáo dục.

Từ việc thực hiện xã hội hoá giáo dục thì yêu cầu tất yêu đặt ra cho nhà trường và hệ thống giáo dục là phải đổi mới tư duy, tìm tòi sáng tạo về nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục thích hợp để huy động có hiệu quả các hoạt động xã hội, các lực lượng xã hội vào quá trình giáo dục để có kết quả giáo dục với chất lượng toàn diện và nâng cao.

Việc này góp phần phát huy vai trò của các chủ thể trọng yếu mà nền giáo dục luôn nhấn mạnh phải kết hợp giữa quy luật sư phạm, quy luật quản lý hệ thống, quy luật kinh tế, quy luật xã hội, quy luật nhận thức trong quá trình xã hội hoá giáo dục. Sự kết hợp này đã cho ta những kết quả giáo dục toàn diện, đào tạo các thế hệ góp phần hoàn thành xuất sắc sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về việc giải đáp thắc mắc liên quan đến Xã hội hoá giáo dục là gì? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.

5/5 - (7 bình chọn)