Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Vùng núi Tây Bắc gồm tỉnh nào và có đặc điểm gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 10364 Lượt xem

Vùng núi Tây Bắc gồm tỉnh nào và có đặc điểm gì?

Vùng núi Tây Bắc trực thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ – đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2), số dân hơn 12 triệu người chiếm khoảng 30,5% diện tích và 14,2% dân số cả nước.

Vùng núi Tây Bắc được biết đến là một vùng lãnh thổ nhỏ hẹp ở phía Tây Bắc nước ta với địa hình toàn đồi núi và có nhiều hạn chế trong việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, với đặc điểm về điều kiện tự nhiên – dân cư xã hội của mình, vùng núi Tây Bắc cũng có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế riêng.

Để biết những thế mạnh đó là gì, hãy cùng Luật Hoàng Phi đi vào tìm hiểu Vùng núi Tây Bắc gồm tỉnh nào và có đặc điểm gì?

Một số khái quát chung về Vùng núi Tây Bắc

Trước khi đi vào giải đáp Vùng núi Tây Bắc gồm tỉnh nào và có đặc điểm gì? Chúng tôi khái quát về vùng núi Tây Bắc cho Quý độc giả.

– Vùng núi Tây Bắc trực thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ – đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2), số dân hơn 12 triệu người chiếm khoảng 30,5% diện tích và 14,2% dân số cả nước.

– Mặt khác, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

Vùng núi Tây Bắc gồm những tỉnh nào?

Hiện nay, vùng núi Tây Bắc có 04 tỉnh, bao gồm: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình.

Vùng núi Tây Bắc có đặc điểm gì?

Thứ nhất: Đặc điểm về địa hình

– Giới hạn địa hình: nằm ở hữu ngạn sông Hồng cho đến sông Cả.

– Đây là vùng núi có địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta.

– Hướng địa hình: Tây Bắc – Đông Nam

– Gồm 3 bộ phận chính: Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt – Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipang cao 3143m; phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào từ Khoan La San đến sông Cả; ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng; sông Đà, sông Mã, sông Châu.

Thứ hai: Đặc điểm về dân cư

– Vùng núi Tây Bắc là một vùng thưa dân, mật độ dân số là 50 – 100 người/km2. Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề. Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người; đồng bào có kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên tình trạng lạc hậu và nạn du canh du cư … còn ở một số tộc người.

– Vì lý do địa hình bị cắt xẻ mạnh nên cơ sở hạ tầng ở đây còn bị hạn chế rất nhiều.

Một số thế mạnh và hạn chế của Vùng núi Tây Bắc nước ta

Về thế mạnh:

Tập trung nhiều loại khoáng sản: Đồng, chì, kẽm ở Sơn La; Đất hiếm ở Lai Châu; … thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

– Có diện tích rừng lớn và có sự đa dạng về đất đai, thuận lợi để phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi.

– Có trữ năng về thủy điện lớn, có thể phát triển thủy điện và cung cấp nguồn điện cho việc phát triển công nghiệp, kinh tế, đời sống.

– Tập trung nhiều danh lam thắng cảnh, như: Hang động, thác nước, hồ Ba Bể, cây cối, cổ thụ lâu đời, một số nơi có khí hậu mát mẻ tạo điều kiện để phát triển du lịch.

Về hạn chế:

– Địa hình cao, bị cắt xẻ, có nhiều hẻm vực, dốc đứng làm cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải gặp nhiều khó khăn.

– Thường xuyên xảy ra các hiện tượng trượt đất, lở đá do lũ quét gây ảnh hưởng tới giao thông vận tải, con người và tài sản.

– Tại các nơi có địa hình bị đứt gãy có thể xảy ra động đất.

– Thường xuyên xảy ra thiên tai, như: lốc xoáy, mưa đá, sương muối.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến câu hỏi Vùng núi Tây Bắc gồm tỉnh nào và có đặc điểm gì? Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập.

Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn!

Đánh giá bài viết:
3.9/5 - (14 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi