Vốn viện trợ phát triển chính thức viết tắt là gì?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 1082 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Hỗ trợ Phát triển Chính thức là một hình thức đầu tư nước ngoài, gọi là hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Vốn viện trợ phát triển chính thức viết tắt là gì?

Vốn viện trợ phát triển chính thức viết tắt là gì?

Vốn viện trợ phát triển chính thức viết tắt là ODA là viện trợ không hoàn lại hoặc hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi (cho vay lãi suất thấp) của chính phủ, cơ quan thuộc Liên hợp quốc, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB), được gọi chung là các đối tác nước ngoài dành cho chính phủ và nhân dân các nước nhận viện trợ.

– Mục tiêu của những khoản đầu tư này là để nâng cao phúc lợi và phát triển kinh tế cho nước nhận đầu tư nên gọi là “Phát triển”.  Gọi là “chính thức” vì hình thức này chỉ cho nhà nước vay.

– Vốn ODA là nguồn tiền mà chính phủ, các cơ quan chính thức các nước hoặc các tổ chức phi chính phủ, quốc tế cho các nước đang và kém phát triển vay để phát triển kinh tế – xã hội.

Vốn viện trợ phát triển chính thức viết tắt là gì? Câu trả lời là vốn viện trợ phát triển chính thức viết tắt là ODA.

Đặc điểm của ODA

Vốn viện trợ phát triển chính thức viết tắt là gì? đã được giải thích ở nội dung trên, đặc điểm của ODA như sau:

– Là nguồn vốn hợp tác phát triển

+ ODA là một hình thức hợp tác khác giữa chính phủ các nước phát triển, tổ chức quốc tế với các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển. Đây là những khoản viện trợ không hoàn lại hoặc có chính sách vay với điều kiện ưu đãi.

+ Bên cạnh việc cho vay các khoản vay ưu đãi, bên viện trợ sẽ thực hiện cung cấp hàng hóa, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ khác…

+ Bên nhận viện trợ phải có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng,…tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

– Là nguồn vốn có nhiều ưu đãi

+ Các khoản vay ODA có mức lãi suất rất thấp và chỉ dao động từ một vài phần trăm, nếu là ngân hàng thế giới thì khoản vay 0% một năm.

+ Với mục tiêu là hỗ trợ các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, ODA có tính ưu đãi hơn bất kỳ một nguồn vốn nào khác, phải kể đến đó là: Thời hạn vay dài trên 30 năm gắn với mức lãi suất tín dụng thấp, thời gian ân hạn tương đối dài,…

– Đi kèm với một số điều kiện ràng buộc

+ Các nước viện trợ vốn ODA đều có những chính sách, những quy định ràng buộc khác nhau với nước tiếp nhận.

+ Các nước viện trợ vừa muốn đạt ảnh hưởng về chính trị, vừa muốn đem lại lợi nhuận cho chính mình,…Bởi vậy mà những khoản ODA bao giờ cũng có những điều kiện nhất định về kinh tế, chính trị hay khu vực địa lý.

Nguồn vốn ODA tại Việt Nam hiện nay

Ngoài Vốn viện trợ phát triển chính thức viết tắt là gì? nội dung này sẽ nêu những vấn đề về nguồn vốn ODA tại Việt Nam hiện nay.

– Trong bối cảnh là nước có mức thu nhập trung bình, Việt Nam cần xác định rõ định hướng tổng thể về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để làm căn cứ cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc huy động nguồn lực này;

– Xác định được những lĩnh vực ưu tiên cần sử dụng vốn ODA tránh tình trạng phân bổ dàn trải, tạo tâm lý ỷ lại, không nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn khác. 

– Cần tăng cường vốn đối ứng, đặc biệt vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với các dự án đầu tư xây dựng. 

– Nâng cao hơn nữa vai trò làm chủ và tinh thần trách nhiệm của nhiều cơ quan chủ quản, chủ dự án và đề cao tính minh bạch trong quản lý, sử dụng ODA cụ thể như sau:

+ Phát huy vai trò làm chủ các mục tiêu phát triển sẽ tránh được vấn đề rơi vào tình trạng phụ thuộc vào viện trợ, phát huy được tinh thần tự chủ, năng động và sáng tạo để sử dụng nguồn vốn ODA một cách thông minh và hiệu quả.

+ Tiếp tục nâng cao vai trò chủ động và đề cao trách nhiệm của các cơ quản lý nhà nước về viện trợ phát triển, các cơ quản chủ quản, cũng như các đơn vị thụ hưởng trong thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ là một trong các yêu cầu đặt ra nhằm bảo đảm sử dụng có hiệu quả viện trợ trong bối cảnh hợp tác mới.

Các loại vốn ODA

Vốn ODA bao gồm: Viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại và vốn ODA hỗn hợp.

– Viện trợ không hoàn lại

+ Là hình thức vay vốn mà nước vay không phải hoàn trả lại.

+  Mục đích nguồn vốn này sẽ được sử dụng để thực hiện các dự án cho nước vay theo thỏa thuận của hai nước với điều kiện đó là các nhà thầu dự án sẽ do bên cho vay đảm nhận.

– Viện trợ có hoàn lại

+ Vay vốn với một lãi suất ưu đãi và một thời gian trả nợ thích hợp, tín dụng ưu đãi chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số vốn ODA trên thế giới.

+ Viện trợ này không được sử dụng cho mục tiêu xã hội, môi trường mà thường được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng,…

– Vốn ODA hỗn hợp

+ Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm một phần không hoàn lại và tín dụng ưu đãi.

– Những bất lợi khi nhận ODA:

+ Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh – quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị…

Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế – chính trị – xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).

+ Nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ.

+ Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao

5/5 - (5 bình chọn)