Vốn lưu động là gì? Đặc điểm của vốn lưu động?

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 5068 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Vốn cố định là sự thể hiện bằng tiền của tài sản lưu động, là một yếu tố rất quan trọng, gắn liền với  hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vốn lưu động là gì? Cách tính vốn lưu động như thế nào? Là những thông tin mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải nắm được một cách vững chắc để có thể sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất.

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động là phần vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng trước đó để có thể mua sắm, hình thành tài sản lưu động, cần thiết của doanh nghiệp, tài sản lưu động là một phần của vốn hoạt động, cũng như là yếu tố cần thiết để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra ổn định và phát triển.

Công tác quản lý phần vốn lưu động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý hàng tồn, các khoản chi, thu và tiền mặt. Tính vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp xác định được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, thời gian để có thể thanh toán được các khoản nợ đó và dự tính chi phí vận hành trong giai đoạn sau.

Vốn lưu động liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của công ty cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có vốn lưu động dương thì đồng nghĩa với việc tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn và trong điều kiện hoạt động bình thường doanh nghiệp có thể quy đổi tài sản thành tiền để thanh toán các khoản nợ tới hạn. Như vậy, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp có vốn lưu động âm, tức là tài sản lưu động ít hơn các khoản nợ ngắn hạn. Điều này có nghĩa, nếu tất cả tài sẩn ngắn hạn được chuyển hóa thành tiền thì vẫn không đủ để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.Và nếu không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có khả năng sẽ phá sản.

Trên đây là nội dung giải thích cho vốn lưu động là gì? Vậy, vốn lưu động được xác định như thế nào? Có những đặc điểm gì?

Đặc điểm của vốn lưu động

Vốn lưu động có nhiều loại tùy theo từng tiêu chí khác nhau nhưng nhìn chung, vốn điều lệ mang những đặc điểm như sau:

– Vốn lưu động vận động theo một quy trình khép kín, chuyển từ hình thái này sang hình thái khác và rồi quay về hình thái đầu tiên nhưng lại mang giá trị lớn hơn. Chu kỳ hoạt động của vốn lưu động là tiêu chí đánh giá khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

– Vốn lưu động khác vốn cố định ở điểm: vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị vào trong hàng hóa theo chu kỳ hoạt động kinh doanh.

Cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn.

Trong đó:

– Tài sản ngắn hạn là tài sản mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong thời hạn là 01 năm, nó bao gồm cả tiền mặt và các khoản ngắn hạn khác như: các khoản phải thu, hàng tồn kho…

Nợ ngắn hạn là những khoản (nghĩa vụ) phải thanh toán trong thời hạn 01 năm và  bao gồm các khoản nợ phải trả, các khoản vay ngắn hạn.

Ví dụ: Một công ty có tài sản ngắn hạn là 950 triệu, nợ ngắn hạn là 400 triệu, dựa theo công thức trên thì vốn lưu động của công ty sẽ là 450 triệu. Như vậy, với phần tài sản ngắn hạn hiện có, công ty có thể thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn và còn vốn để phục vụ vào việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh khác.

Trên đây là nội dung vốn lưu động là gì? Quý khách hàng nếu còn các thắc mắc có thể gửi thư đến địa chỉ email: lienhe@tbtvn.org để được giải đáp.

5/5 - (5 bình chọn)

Một cốc là bao nhiêu aoxơ?

Cập nhật: 04/03/2024

Mbti là gì?

Cập nhật: 04/03/2024

Pồ cô sịp pồ là gì?

Cập nhật: 04/03/2024