• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 11969 Lượt xem

Việt Nam hóa chiến tranh là gì?

Sau thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ, Mỹ tiếp tục thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Miền Nam, chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”.

Việt Nam hóa chiến tranh là loại hình chiến tranh thực dân kiểu mới của Mỹ. Vậy chiến lược chiến tranh này có những âm mưu, thủ đoạn và cách thức thực hiện như thế nào?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết Việt Nam hóa chiến tranh là gì?

Việt Nam hóa chiến tranh là gì?

Sau thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ, Mỹ tiếp tục thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Miền Nam, chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”.

Việt Nam hóa chiến tranh là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ, được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự hỗ trợ của một lực lượng chiến đấu Mỹ, do cố vấn Mỹ chỉ huy cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ.

Với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, quân Mỹ và đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu người Mỹ trên chiến trường, đồng thời là quá trình tăng cường lực lượng của quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu người Việt Nam. Thực chất đó là sự tiếp tục thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của Mỹ.

Quân đội Sài Gòn được Mỹ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Camphuchia (1970), tăng cường chiến tranh Lào (1971), thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

Quy mô của Việt Nam hóa chiến tranh: Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai, tăng cường, mở rộng chiến tranh xâm lược Lào Campuchia, mà lực lượng xung kích là lực lượng ngụy quân (dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương).

Âm mưu và thủ đoạn của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh là gì?

– Về âm mưu:

+ Tiếp tục thực hiện chính sách dùng “người việt trị người Việt”, tận dụng triệt để xương máu của người Việt Nam để giảm xương máu của người Mỹ trên chiến trường, “thay màu da trên xác chết”.

+ Xoa dịu dư luận của nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược.

– Về thủ đoạn:

+ Rút dần quân viễn chinh Mỹ khỏi miền Nam. Tăng cường xây dựng và viện trợ cho quân ngụy để quân ngụy có thể tự đứng vững và tự gánh vác lấy chiến tranh.

+ Tăng cường đầu tư vốn, kĩ thuật phát triển kinh tế miền Nam.

+ Dùng người Việt đánh người Việt.

Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

Trên mặt trận chính trị và ngoại giao

+ 6/ 6 /1969: Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời, được nhân dân trong nước và thế giới ủng hộ. Ngày 2/9/1969 Bác Hồ qua đời là tổn thất vô cùng to lớn của dân tộc, thực hiện Di chúc của Bác, nhân dân 2 miền đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

+ 4/1970: Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương được triệu tập thể hiện sự đoàn kết chiến đấu của ba nước trong chống kẻ thù chung.

– Trên mặt trận quân sự

+ 30/4 – 30/6/1970: Quân dân Việt Nam – Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia => loại 17.000 tên địch, giải phóng vùng đất rộng lớn với 4,5 triệu dân.

+ Tháng 2 – 3/1971: quân dân Việt – Lào đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn -719” => loại 22.000 tên, bảo vệ hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.

+ 30/3/1972: ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh Quảng Trị => lan khắp chiến trường miền Nam

+ Cuối tháng 6/1972, quân ta chọc thủng Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, loại 20 vạn quân ngụy, giải phóng vùng đất rộng lớn và đông dân

=> Buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh.

+14/12/1972, NíchXơn mở cuộc tập kích vào Hà Nội, Hải Phòng bằng B52 trong 12 ngày đêm (từ 18/12 đến 29/12/1972)

+ Quân dân miền Bắc đánh bại cuộc tập kích của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ + Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng các hoạt động chống phá miền Bắc (15/1/1973) và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

So sánh Việt Nam hóa chiến tranh và chiến tranh cục bộ

– Sự giống nhau:

+ Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

+ Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mỹ.

+ Đều bị thất bại.

– Sự khác nhau:

+ Lực lượng

Chiến tranh cục bộ: Quân Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn.

Việt Nam hóa chiến tranh: Quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về không quân, hậu cần của Mĩ do cố vấn Mỹ chỉ huy.

+ Phạm vi thực hiện

Chiến tranh cục bộ: Toàn Việt Nam

Việt Nam hóa chiến tranh: Toàn Đông Dương

+ Về âm mưu của Mỹ

Chiến tranh cục bộ: Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt.

Việt Nam hóa chiến tranh: “Dùng người Việt đánh người Việt” và “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”; Tận dụng xương máu của người Việt thay cho quân Mỹ.

+ Về thủ đoạn

Chiến tranh cục bộ: 

Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam.

Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt cộng”.

Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

Việt Nam hóa chiến tranh: 

Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường, quân Mỹ rút dần về nước, thực hiện “dùng người Việt đánh người Việt”.

Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971) thực hiện “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam.

Sẵn sàng Mỹ hóa trở lại cuộc chiến tranh khi có điều kiện.

Trên đây là nội dung bài viết về Việt Nam hóa chiến tranh là gì? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

Đánh giá bài viết:
4/5 - (152 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi