Viết bài văn nghị luận phân tích một số nét đặc sắc của một truyện kể
Trong nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn Viết bài văn nghị luận phân tích một số nét đặc sắc của một truyện kể để các em học sinh tham khảo trong quá trình làm bài.
Viết bài văn nghị luận phân tích một số nét đặc sắc của một truyện kể là đề bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 10. Sau đây là một số mẫu bài văn nghị luật mà các em học sinh có thể tham khảo.
Bài văn nghị luận phân tích một số nét đặc sắc của một truyện kể- Mẫu 1
Phân tích nét đặc sắc truyện Cây khế
Khi nhắc đến những câu chuyện cổ tích của nước ta, không thể bỏ qua truyện “Cây khế”. Đây được xem là một trong những tác phẩm truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện dân gian của nước ta.
Truyện kể về hai anh em nhà nọ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống nương tựa vào nhau. Cha mẹ mất để lại cho hai anh em một cây khế và một chút ruộng vườn, của cải, tuy không khá giả nhưng hai anh em vẫn có cuộc sống no đủ. Từ khi người anh trai lấy vợ bỗng sinh ra lười nhác, mọi việc đều đổ hết lên đầu vợ chồng người em. Thậm chí sợ em tranh công nên anh trai đã chia gia tài, chiếm hết của nải, đẩy vợ chồng em ra túp lều nát với cây khế của cha mẹ để lại. Vợ chồng người em chăm chỉ làm lụng, chăm bẵm cho cây khế ra quả, chim quý đến ăn và đã trả công vợ chồng em trai bằng vàng bạc. Tiếng đồn đến tai người anh, người anh tham lam nên gạ đổi gia tài lấy cây khế. Chim quý cũng đến ăn và hứa trả ơn bằng vàng, nhưng vì tính tham lam vô độ của người anh nên đã bị chim quý hất xuống biển sâu. Cốt truyện tuy rất đơn giản, ngắn gọn nhưng chất chứa trong đó những bài học về cuộc sống vô cùng sâu sắc và thấm thía.
Truyện “Cây khế” phản ánh cuộc xung đột giữa hai tuyến nhân vật trong một gia đình, một bên là vợ chồng người em trai hiền lành, chăm chỉ, chịu khó; một bên là vợ chồng người anh trai tham lam, ích kỉ, chỉ nghĩ đến đồng tiền.
Câu chuyện còn là lời cảnh tỉnh cho những ai đã và đang xem nhẹ tình anh em trong gia đình, cắt đứt tình máu mủ ruột rà chỉ vì những cái lợi trước mắt. Chủ đề truyện này không mới nhưng nó vẫn có giá trị không riêng với thế giới cổ tích mà còn cả xã hội hiện thực bây giờ.
Ngoài giá trị của chủ đề và bài học sâu sắc trong truyện Cây khế thì không thể quên sự đóng góp của các hình thức nghệ thuật. Chính những hình thức nghệ thuật đặc sắc ấy đã giúp cho chủ đề và bài học trong truyện trở nên sâu sắc, thấm thía hơn và hấp dẫn độc giả hơn.
Xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng cũng là một nét nổi bật cho truyện cổ tích Việt Nam. Trong đó người anh trai là tuyến nhân vật đại diện cho kiểu người tham lam, chỉ nghĩ đến đồng tiền.
Nhân vật em trai là đại diện cho tuyến nhân vật bất hạnh, mồ côi, chịu nhiều thiệt thòi, cam chịu. Hai tuyến nhân vật chính – tà khá quen thuộc trong truyện cổ tích, là đại diện cho các kiểu người trong xã hội phân chia giai cấp thời bấy giờ.
Những phân tích ở trên đây cho thấy Cây khế là một truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Về chủ đề, truyện chính là lời cảnh tỉnh, phê phán đến những người có lối sống ham vật chất, coi thường tình cảm máu mủ.
Về hình thức nghệ thuật, tác giả đã kết hợp hài hòa các yếu tố về tình huống truyện, ngôn ngữ, hành động để nhân vật bộc lộ rõ cá tính của mình, thông qua đó chủ đề truyện cũng được tô đậm.
Bài văn nghị luận phân tích một số nét đặc sắc của một truyện kể- Mẫu 2
Phân tích nét đặc sắc truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Sơn Tinh, Thủy Tinh lầ một trong những truyền thuyết lâu đời nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam và đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao người.
Câu chuyện kể về đời vua Hùng thứ 18, kể rằng vua Hùng có một người con gái vô cùng xinh đẹp, lại nết na, hiền dịu có tên là Mị Nương. Nàng đến tuổi thành thân, nên vua cha muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Trong số đó có hai chàng trai kiệt xuất là Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Một người là ”chúa vùng non cao”. Một người là ”vua vùng nước thẳm”. Vì đưa được sính lễ tới trước là ”voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” nên Sơn tinh đã cưới được Mị Nương về làm vợ.
Tức tối, ghen ghét vì thua cuộc nên Thủy Tinh đã hô mưa gọi gió, tạo ra lũ lụt để đánh bại Sơn Tinh, Thủy Tinh dâng nước thì Sơn Tinh dời núi non. Thủy Tinh đại diện cho thiên nhiên giông bão, lũ lụt; còn Sơn Tinh là nhân vật biểu trưng cho nhân dân ta với tinh thần kiên cường bất khuất, sự mưu trí và anh dũng không chịu đầu hàng trước thiên tai, số phận.
Tác giả dân gian đã lựa chọn được hình ảnh, nghệ thuật đặc sắc để diễn tả được hình ảnh thiên tai bão lũ và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trước thiên tai. Đây là câu chuyện được viết theo kiểu thần thoại Việt Nam nên có thể thấy được truyện chứa nhiều yếu tố kỳ ảo để nói về những hiện tượng thiên nhiên.
Vua Hùng đặt ra sính lễ là”voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Những lễ vật này có thể thấy được là dễ dàng tìm ở vùng núi rừng chứ không phải biển cả. Sơn tinh đã có một lợi thế rõ ràng trước Thủy Tinh.
Sau đó, một loạt những chi tiết kỳ ảo như ”Thủy tinh hô mưa, gọi gió.”, ”Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu.” như vẽ nên bức tranh thiên tai ngày xưa.
Lũ lụt càng lên cao, dân ta càng gắng sức chiến đấu, chống lại thiên tai. Cùng với đó là hình ảnh người dân Văn Lang cùng Sơn Tinh chống lại cuộc tấn công của Thủy tinh càng tô đậm vẻ kiên cường của nhân dân Việt Nam trước bão lũ.
Câu chuyện Sơn Tinh , Thủy Tinh được khắc họa qua các chi tiết kỳ ảo, sinh động về hai vị thần rất thành công trong việc đưa người đọc đến với hình ảnh của người dân thời xưa đối mặt với sự tức giận từ thiên nhiên như thế nào. Truyện gắn mãi với bao thế hệ, luôn nhắc nhở chúng ta về tình đoàn kết của nhân dân trước mọi khó khăn, thử thách.
Bài văn nghị luận phân tích một số nét đặc sắc của một truyện kể- Mẫu 3
Thần Trụ Trời là một tác phẩm dân gian truyền miệng của người Việt cổ được sản sinh từ thời tối cổ và còn tồn tại đến ngày nay, được nhà khảo cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, kể lại bằng văn bản trong Lược khảo về thần thoại Việt Nam.
Qua truyện thần thoại này, người Việt cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo.
Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ lạ, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hóa vũ trụ thành một vị thần.
Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện là “vươn vai đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống,…” cũng là hành động và việc làm có tính phổ biến của nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới, như ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc cũng đã làm giống hệt như vậy.
Tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt chính là sau khi đã xuất hiện trong cõi hỗn độn giống như quả trứng của vũ trụ, ông đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất và ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp bằng sự biến hóa, lớn lên không ngừng của bản thân ông chứ không phải như Thần Trụ Trời đã xây cột chống trời.
Truyện thần thoại Thần Trụ Trời vừa cho các bạn đọc biết được sự hình thành của trời đất, sông, núi, đá,… vừa cho thấy sự sáng tạo của người Việt cổ. Tuy truyện có nhiều yếu tố hoang đường, phóng đại nhưng cũng có cái lõi của sự thật là con người thời cổ đã khai khẩn, xây dựng, tạo lập đất nước.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?
Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?
Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?
Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...
Xem thêm