Vì sao tác giả khẳng định mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch?
Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ hướng dẫn trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả khẳng định mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch?
Văn bản Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư kể về trận gió chướng (gió mùa) cuối năm với sự biến đổi của cảnh vật cũng như sự thay đổi trong cách cảm, cách nghĩ của con người. Thông qua đó, tác giả thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, mùi vị quê hương chỉ có ở nơi quê nhà Nam Bộ mới có. Vậy Vì sao tác giả khẳng định mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch?
Giới thiệu tác phẩm Trở gió
Hoàn cảnh sáng tác Trở gió:
Trích từ Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005)
“Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư” khiến cho người ta thấy rằng nhà văn trẻ có thể biến mọi đề tài “tầm thường” trở thành thời sự. Ẩn sau “giọng nói” trong trẻo, duyên dáng của một cô gái là sự trải nghiệm về thời cuộc, đời sống dân dã và chiều sâu văn hoá của vùng đất cực Nam Tổ quốc..
Thể loại tác phẩm Trở gió
Tạp bút là một thể loại văn học gần giống như tạp văn hay tùy bút với mớ bòng bong, rối rắm chữ nghĩa mà người viết nghĩ gì viết nấy còn người đọc muốn tìm “vàng” thì phải chịu khó “đãi” chữ. Thể loại này được cho là bức “biếm họa bằng chữ”, là thể văn tranh đấu, tranh luận, luôn có đối thủ, đối phương (dù là tưởng tượng) xuất hiện trước mắt người viết.
Bố cục tác phẩm Trở gió
Gồm 2 phần:
– Phần 1: Từ đầu đến “bắt đầu rụng xuống”: Tâm trạng ngổn ngang của tác giả khi mùa gió chướng về.
– Phần 2: Còn lại: Sự mong chờ và tình cảm của tác giả với những cơn gió chướng.
Giới thiệu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau. Là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Với niềm đam mê viết lách, chị miệt mài viết như một cách giải tỏa và thể nghiệm, chị biết rằng chị muốn viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Giọng văn chị đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh.
Đến với văn chương và bừng sáng khi được nhận giải Nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 của NXB Trẻ. Chị đã tiếp tục có những cú nhảy ngoạn mục trên chặng đường văn cùng những tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao. Tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của chị gây được tiếng vang lớn, nhận được nhiều giải thưởng cũng như chuyển thể thành kịch, phim điện ảnh.
Với những tác phẩm của mình, cô đã đạt được nhiều giải thưởng như:
2000: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Giải I trong Cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II và giải Mai vàng cho Nhà văn xuất sắc
2001: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Giải B ở Hội nhà văn Việt Nam
2000: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn Học-Nghệ thuật Việt Nam
2003: Một trong “Mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002”
2006: Tác phẩm Cánh đồng bất tận: Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006
Tóm tắt tác phẩm Trở gió
Mẫu 1:
“Trở gió” của Nguyễn Ngọc Tư viết về những cảm giác của tác giả khi ngóng chờ những cơn gió chướng. Mùa gió về cũng đem theo cảm xúc, tâm tư lộn xộn, vội vã vì chẳng kịp làm gì mà thời gian đã trôi đi nhanh. Gió chướng về cũng là lúc một năm mới đến, chúng dần trở thành một phần không thể thiếu của nhân vật “tôi” trong bài viết, đến mức tác giả có thể nghe đến nó mà “chết giấc” trong nỗi nhớ quê nhà.
Mẫu 2:
Đoạn trích là cuộc hẹn của nhân vật “tôi” cùng với những cơn gió chướng. Đối với tác giả, mỗi lần mùa gió về, tâm trạng của “tôi” lại lộn xộn, ngổn ngang vừa bực vừa không rõ ràng. Mặc dù nuối tiếc vì thời gian trôi gấp gáp với nhiều chuyện chưa thể thực hiện, nhưng nhân vật “tôi” vẫn mong gió chướng về, bởi những cơn gió này đã trở thành một phần của cuộc sống, của những kí ức tươi đẹp nơi quê nhà.
Mẫu 3:
Văn bản Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư là những tâm tư của tác giả về trận gió chướng (gió mùa) cuối năm với sự biến đổi của cảnh vật cũng như sự thay đổi trong cách cảm, cách nghĩ của con người. Đối với tác giả, tình cảm với mùa gió cũng giống như một phần kí ức về quê hương, nhắc đến hai từ “gió chướng”, tác giả sẽ chết giấc trong nỗi nhớ quê nhà không gì có thể mua được.
Mẫu 4:
Đoạn trích là những tâm tư, cảm nhận của tác giả khi mùa gió về. Những tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang vừa bực vừa mừng, ngóng chờ, vội vã. Nhưng cũng chính những cơn gió chướng lại là một phần của cuộc sống của nhân vật “tôi”, nhắc đến nó sẽ khiến tác giả da diết nỗi nhớ cùng những hình ảnh về quê nhà.
Vì sao tác giả khẳng định mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch?
Câu hỏi: Vì sao tác giả khẳng định mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch?
Gợi ý 1:
Tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” vì gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới.
Gợi ý 2:
Tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” vì: gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới. Liếp mía đặt từ hồi tháng hai, tháng ba, đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu, cầm khúc trên tay, nghe nặng trịch. Vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng, còn dưa hấu…
Gợi ý 3:
– Tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” là bởi khi gió chướng về:
+ là lúc lúa vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa.
+ mía già, ngọt nước và trĩu, cầm khúc mía trên tay nghe nặng trịch.
+ vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng.
Trên đây là nội dung bài viết Vì sao tác giả khẳng định mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?
Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?
Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?
Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...
Xem thêm