Vì sao cuộc cách mạng ngày 18 tháng 3 năm 1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 4246 Lượt xem
5/5 - (16 bình chọn)

Trong những năm 1870, mâu thuẫn của xã hội tư bản ngày càng sâu sắc, tạo điều kiện cho công nhân đấu tranh. Ngày 18 tháng 3 năm 1871 tại Pháp đã diễn ra cuộc cách mạng lớn và giành được thắng lợi. Khởi nghĩa ngày 18 tháng 3 năm 1871 là một cuộc cách mạng vô sản. Vậy vì sao cuộc cách mạng ngày 18 tháng 3 năm 1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản?

Nguyên nhân cuộc cách mạng ngày 18 – 3 – 1871

Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XIX, sau khi được xác lập ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, chủ nghĩa tư bản đã chuyển dần sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Những mâu thuẫn mới của thời đại bộc lộ ngày càng phức tạp, gay gắt, nhất là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản và mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản các nước.

Nhằm giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất đất nước Đức, Pháp tuyên chiến với Phổ. Cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (19-7-1870) diễn ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp. Tháng 9-1870, Hoàng đế Pháp Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ quân chủ lực bị quân Phổ bắt làm tù binh tại thành Xơ-đăng (gần biên giới Pháp – Bỉ).

Được tin đó ngày 4 – 9 – 1870, nhân dân Pa-ri mà phần lớn là công nhân và tiểu tư sản đã đứng lên khởi nghĩa nhằm lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, đòi thành lập chế độ cộng hoà và bảo vệ “Tổ quốc lâm nguy”. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập mang tên “Chính phủ vệ quốc”. Trong khi đó theo đà chiến thắng quân Phổ tiến sâu vào đất Pháp và bao vây Pa-ri. Lúc bấy giờ chính phủ tư sản Pháp vội vã xin đình chiến. Bất chấp thái độ đầu hàng và hành động đàn áp phong trào đấu tranh của chính phủ tư sản, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Sự phản động của giai cấp tư sản Pháp cướp đoạt thành quả cách mạng của quần chúng, đầu hàng Đức để đàn áp quần chúng đã dẫn đến cuộc cách mạng ngày 18 – 3 – 1871.

Diễn biến cuộc cách mạng ngày 18 tháng 3 năm 1871

Những mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản đóng ở Véc-xai với nhân dân Pa-ri (do Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân chỉ huy) ngày càng tang và không thể hóa giải được. Chi-e là người nắm vai trò quyết định trong chính phủ mới đã ra lệnh tước vũ khí của Quốc dân quân, hòng bắt hết các uỷ viên của Uỷ ban Trung ương.

+ Ba giờ sáng 18 – 3 – 1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác (Bắc Pa-ri), nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, nhưng gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân. Môngmác là một cao điểm thuộc tuyến phòng vệ phía Bắc cửa ngõ Pari, ở đó được bố trí 171 khẩu pháo lớn nhằm về phía quân Phổ.

+ Gần 5 giờ, quân chính phủ đã chiếm được cao điểm đang định kéo pháo đi thì bị một tốp phụ nữ đến cản lại. Sau đó mấy trăm quân tự vệ cũng đến kịp vào chiến đấu. Viên tướng phản động ra lệnh nã súng đàn áp làm chết một số người.

+ Đến 11 giờ sáng, hai tiểu đoàn tự vệ đến chi viện cho Môngmác. Đồng thời quân tự vệ cũng kêu gọi công nhân giành lấy chính quyền. Các truyền đơn, biểu ngữ dán đầy khắp các ngõ xóm, phố phường. Các chiến sĩ tự vệ nhanh chóng chiếm các cơ quan của chính phủ và các trại lính. Quân đội phản động bị đánh tan tác. Công quốc Lucxămbua, các quảng trường, nhà ga, hải quan… đều bị quần chúng chiếm lĩnh.

+ Buổi chiều, quân tự vệ quyết định tiến vào trung tâm. Quần chúng như một đợt sóng thần, ào ạt xông vào Toà thị chính Pari. Chi-e leo lên một chiếc xe ngựa, chạy về Vecxai. Các quan chức chính phủ và các ông chủ nhà giàu cũng hốt hoảng chạy khỏi Pari.

+ Đến 9 giờ rưỡi tối, các cánh quân khởi nghĩa đều tập trung về toà thị chính. Lá cờ đỏ được kéo lên, cả Parivang dậy tiếng hoan hô ”Cách mạng 18 tháng 3 muôn năm!”

+ Âm mưu chiếm đổi Mông-mác của Chi-e bị thất bại.

Chiến sự cũng diễn ra ở các nơi khác với thắng lợi của Quốc dân quân. Cuộc chiến đấu kết thúc khi nhân dân làm chủ Pa-ri. Quân chính phủ tháo chạy về Véc-xai. Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời.

Ngày 26 – 3 – 1871, sau khi giành được chính quyền, giai cấp vô sản, lập tức bắt tay vào lật đổ bộ máy nhà nước tư sản, xây dựng nền chuyên chính vô sản. Nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.

Vì sao cuộc cách mạng ngày 18 tháng 3 năm 1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản

Khởi nghĩa ngày 18 tháng 3 năm 1871 là một cuộc cách mạng vô sản. Vậy vì sao cuộc cách mạng ngày 18 tháng 3 năm 1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản bởi một số nguyên nhân như sau:

Có thể thấy lần đầu tiên trên thế giới, giai cấp vô sản đã đứng lên lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chính quyền cách mạng của mình, chính quyền của giai cấp vô sản.

Lực lượng cách mạng của cuộc khởi nghĩa ngày 18 tháng 3 năm 1871 là quần chúng lao đông Paris

Cuộc khởi nghĩa ngày 18 tháng 3 năm 1871 là cuộc khởi nghĩa do giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng này.

Với những nội dung liên quan đến câu hỏi vì sao cuộc cách mạng ngày 18 tháng 3 năm 1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản được chúng tôi chia sẻ qua bài viết hy vọng sẽ hữu ích với độc giả quan tâm theo dõi.

5/5 - (16 bình chọn)