Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?
Phát xít Đức dưới sự lãnh đạo của Adolf Hitler đã gây ra rất nhiều tội ác kinh hoàng, trong đó bao gồm việc châm ngòi chiến tranh thế giới thứ 2 – một trong những cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại.
Nhắc đến phát xít Đức chắc hẳn chúng ta không thể quên được tội ác kinh khủng mà chúng đã gây ra cho nhân loại. Vậy vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Chủ nghĩa phát xít là gì?
Chủ nghĩa phát xít là một hệ tư tưởng chính trị và phong trào số đông gắn liền với sự độc tài, dã man, tàn bạo và chiến tranh. Có rất nhiều tranh cãi xung quanh định nghĩa và bản chất của chủ nghĩa phát xít, tuy nhiên nhìn chung chủ nghĩa phát xít được cấu thành bởi những yếu tố sau chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa độc tài quân sự, chủ nghĩa quân phiệt,..
Một định nghĩa khá dễ hiểu về chủ nghĩa phát xít đó là lực lượng đế quốc phản động, hiếu chiến, có chủ trương thủ tiêu, đàn áp mọi quyền tự do cơ bản của con người và gây ra chiến tranh xâm lược nhằm thống trị thế giới.
Sự hình thành chủ nghĩa phát xít trong lịch sử
Chủ nghĩa phát xít có nguồn gốc chính thức tại Ý từ thời La Mã cổ. Tuy nhiên nó chỉ được công nhận như một hệ tư tưởng chính trị khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành chủ nghĩa phát xít từ cuộc tổng khủng khoảng kinh tế xã hội năm 1929 – 1933 ở các nước bại trận lẫn những nước thắng trận.
Cuộc khủng hoảng này đã tác động sâu sắc đến nền kinh tế của các nước, đưa cuộc sống của người dân vào cảnh sống cùng cực. Các quốc gia đều lâm vào tình trạng xã hội mất an ninh nghiêm trọng, các phong trào bạo lực xã hội của những người thất nghiệp dần gia tăng.
Với tình hình như vậy, các chính phủ phương Tây đã đi theo một trong những lối thoát đó là tăng cường chạy đua vũ trang, quân phiệt hoá nền kinh tế và toàn bộ thể chế chính trị – xã hội. Đây chính là sự mở đầu cho chủ nghĩa phát xít tàn bạo, dã man trong lịch sử.
Chủ nghĩa phát xít tại Đức
Một trong những quốc gia bị thống trị bởi chủ nghĩa phát xít nổi tiếng nhất trong lịch sử đó chính là Đức. Phát xít Đức dưới sự lãnh đạo của Adolf Hitler đã gây ra rất nhiều tội ác kinh hoàng, trong đó bao gồm việc châm ngòi chiến tranh thế giới thứ 2 – một trong những cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại.
Chủ nghĩa phát xít Đức hình thành từ sự ra đời của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Từ một nhóm nhỏ cảnh hữu, NAZI đã trở thành đảng chính trị lớn nhất trong nghị viện vào cuộc tổng tuyển cử năm 1932.
Ngày 30/1/1933, Adolf Hitler được bổ nhiệm làm Thủ tường Đức, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của nước Đức – Quốc xã chiếm quyền lực. Chủ nghĩa phát xít Đức lúc này không chỉ là một hiện tượng chính trị mà còn trở thành chế độ chính trị xã hội.
Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?
– Khủng hoảng kinh tế trầm trọng
Như các quốc gia phương Tây khác, Đức cũng gánh chịu hậu quả nặng nề từ cuộc tổng khủng hoảng kinh tế xã hội 1929 – 1933. Tuy nhiên nền kinh tế nước Đức lại phải nhận khủng hoảng nghiêm trọng hơn cả vì trước đó nước Đức đã chìm sâu trong hỗn loạn, bạo động và bất ổn.
Nguyên nhân của tình trạng này đó là Đức phải bồi thường thiệt hại chiến tranh sau khi Thế chiến I kết thúc. Chính phủ đã tiến hành in tiền để trả nợ và dẫn tới hậu quả là lạm phát tăng cao và các cuộc bạo động diễn ra liên tiếp. Chính vì vậy khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra đã tác động hết sức tàn khốc đối với nước Đức.
– Sự bất lực của chính Đảng
Tình trạng bất ổn của đất nước càng khiến người dân Đức bất mãn với cách làm việc của chính Đảng tại Đức. Chính Đảng không thực sự có những chính sách tăng cường sức mạnh kinh tế cũng như dẹp yên tình trạng bất ổn dân sự. Người dân phải đối mặt với sự bạo loạn kéo dài và mất niềm tin vào chính Đảng.
Chính sự bất lực của chính Đảng đã giúp Hitler và đảng Quốc xã có cơ hội giành lấy sự ủng hộ về phía mình, tạo đà cho việc chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền tại nước Đức.
– Ảnh hướng của Đảng Quốc xã và Hitler
Một trong những câu trả lời cho câu hỏi vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức đó chính là sự ảnh hưởng của Hitler và Đảng Quốc xã.
Trong tình hình khủng hoảng tăng cao, Đảng Quốc xã đã nắm bắt đúng thời cơ để tăng thêm lòng tin từ người dân. Với tài hùng biện và thủ đoạn tuyên truyền của mình, Hitler đã khiến người dân tin rằng đảng Quốc xã sẽ có những chính sách hiệu quả nhằm tái lập trật tự trong xã hội, đưa nền kinh tế trở về thời kỳ hoàng kim và nâng cao uy tín của Đức trên trường quốc tế.
Cùng lúc đó, Đảng Quốc xã chi tiêu mạnh hơn cho quân sự và vận dụng kinh tế hỗn hợp, từ đó phần nào khôi phục được nền kinh tế và chấm dứt nạn thất nghiệp. Có thể nói, Hitler và đảng Quốc xã đã mở ra một con đường mới đầy hi vọng cho nước Đức.
Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức là một kết quả tất yếu dưới sự thúc đẩy của những sự kiện đã diễn ra trong lịch sử. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức và hiểu về một trong những giai đoạn lịch sử đầy biến động này của nước Đức.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức? Khách hàng quan tâm bài viết, có vướng mắc khác liên quan vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
Đường lối kháng chiến là một yếu tố vô cùng quan trọng có tính chất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Vậy nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài...
Thể đồng hợp là cá thể mang 2 gen alen giống nhau thuộc cùng 1 gen, ví dụ RR, rr là các thể đồng hợp, một tính trạng đồng hợp tử là khi cùng một loại hai alen liên kết để tạo thành một tính trạng, một dị hợp tử là một tính trạng khi các loại khác nhau của hai alen liên kết để tạo thành một tính...
Nội dung cơ bản của học thuyết tam dân là gì?
Năm 1894, khi tổ chức Hưng Trung Hội được thành lập, Tôn Dật Tiên mới chỉ hình thành 02 nguyên tắc đại cương là dân tộc và dân quyền. Ý tưởng thứ ba dân sinh được chọn trong chuyến đi ba năm đến châu Âu từ năm 1896 –...
Bài thuyết minh về cây dừa ngắn gọn
Dừa không chỉ một loại cây ăn quả, cây cảnh mà còn là loại cây quen thuộc của nhiều làng quê Việt Nam. Cây dừa đã gắn bó với đời sống của người Việt, và trở thành biểu tượng của làng quê, trong đó phải nói đến vùng đất dừa Bến...
Xem thêm