Ví dụ về thông tin

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 10623 Lượt xem
3.8/5 - (9 bình chọn)

Thông tin là khái niệm rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta, khi hằng ngày chúng ta luôn phải tiếp nhận những loại thông tin khác nhau.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc về thông tin và những nội dung liên quan cũng như lấy Ví dụ về thông tin nhằm giúp quý bạn đọc nắm rõ vấn đề này.

Thông tin là gì?

Thông tin là sự thông báo, trao đổi, giải thích về một đối tượng cụ thể nào đó và được thể hiện thông qua các dạng tín hiệu như âm thanh, chữ số, chữ viết… nhằm mang lại một sự hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận tin.

Một số khác lại hiểu thông tin là gì theo hướng Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người được hình thành trong quá trình giao tiếp hoặc thông qua các phương tiên thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh.

Trên quan điểm triết học: Thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh v.v…hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người.

Trong hoạt động của con người thông tin được thể hiện qua nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh v.v…Thuật ngữ thông tin dùng ở đây không loại trừ các thông tin được truyền bằng ngôn ngữ tự nhiên.

Thông tin cũng có thể được ghi và truyền thông qua nghệ thuật, bằng nét mặt và động tác, cử chỉ. Hơn nữa con người còn được cung cấp thông tin dưới dạng mã di truyền.

Những hiện tượng này của thông tin thấm vào thế giới vật chất và tinh thần của con người, cùng với sự đa dạng phong phú của nó đã khiến khó có thể đưa ra một định nghĩa thống nhất về thông tin.

Ví dụ về thông tin

Ví dụ:

+ Khi đi tiêm Vac-xin covid 19 chúng ta phải cung cấp những thông tin cho cán bộ y tế như họ tên, số căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, tiền sử bệnh tật…;

+ Khi đi phỏng vấn việc làm chúng ta cần phải cung cấp những thông tin cho người phỏng vấn như họ tên, tuổi, quê quán, địa chỉ đăng ký thường trú, số điện thoại liên hệ, email, những công việc đã từng làm…

+ Những thông tin về tình hình covid 19 được các phương tiện truyền thông đưa hàng ngày về số ca nhiễm từng tỉnh, số người mất vì covid 19… hoặc các thông tin về cuộc xung đột giữ Nga và Ukraina…

+ Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thông tin khách hàng như: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, tuổi tác. Bên cạnh đó có các thông tin về doanh nghiêp như là: Tên, số vốn góp, mã số thuế doanh nghiệp, số cổ động công ty, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, báo cáo tài chính, bộ máy lãnh đạo công ty…

+ Thông tin về một trường đại học bao gồm: Tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, Học phí, ngành đào tạo, chất lượng đào tạo…

+ Thông tin về những ngôi sao giải trí như họ tên đầy đủ, năm sinh, sở thích, gia đình, đời tư…

Tiếp nhận thông tin như thế nào?

Tiếp nhận thông tin là sự tập hợp thông tin từ nhiều nguồn về một nơi một cách chủ động hoặc bị động. Tiếp nhận thông tin là bước đầu tiên trong quá trình xử lý thông tin

Sau khi tiếp nhận thông tin, cần tiến hành phân loại thông tin. Đó chính là việc chia thông tin ra thành từng loại, từng vấn đề, từng lĩnh vực khác nhau theo các tiêu chí được lựa chọn.

Có thể phân chia thông tin thành các loại khác nhau theo: nội dung thông tin; hệ thống quản lý (thông tin từ cấp trên gửi xuống, cấp dưới gửi lên, ngang cấp hoặc các cơ quan có liên quan gửi đến); hình thức truyền đạt thông tin (thông tin bằng văn bản, bằng lời, thông tin phi ngôn ngữ).

Vai trò của thông tin

Thông tin là một loại nguồn lực đặc biệt quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Không những vậy thông tin còn góp vai trò to lớn với mỗi cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và là cơ sở để ra quyết định của các nhà quản lý.

Từ việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, từ các công việc đơn giản lặp lại hàng ngày cho đến công việc phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Như vậy có thể nói thông tin còn là phương tiện đặc trưng của hoạt động quản lý, thông tin gắn với hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị với môi trường bên ngoài.

Đặc biệt với các môi trường doanh nghiệp, nhờ có thông tin mà các nhà quản lý có thể hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, từ đó mới có các chiến lược để kinh doanh, đánh vào nhu cầu của người tiêu dùng đúng, hiệu quả.

Thông qua thông tin kết nối gần nhau hơn giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, giữa người dân với các thủ tục hành chính rồi kết nối mọi người từ khắp mọi miền. Với mỗi người dân thì thông tin lại đóng vai trò như một người bạn, thông tin vừa mang lại những kiến thức, tri thức hiệu quả.

Song cũng có những thông tin phản ánh chưa đúng sự thật nên khi theo dõi, tiếp nhận mọi người phải có chọn lọc, cẩn thận tránh những trường hợp bị xuyên tạc nội dung, lừa đảo từ những đối tượng xấu.

Đối với cuộc sống của con người thông tin có vai trò ngày càng, hàng ngày chúng ta luôn phải tiếp nhận những thông tin liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xã hội như y tế, giáo dục, khoa học, giải trí…

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Ví dụ về thông tin. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ về thông tin và có cách tiếp nhận và xử lý những nguồn thông tin trong cuộc sống hằng ngày. Nếu có thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ hoặc phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất.

3.8/5 - (9 bình chọn)

Một cốc là bao nhiêu aoxơ?

Cập nhật: 04/03/2024

Mbti là gì?

Cập nhật: 04/03/2024

Pồ cô sịp pồ là gì?

Cập nhật: 04/03/2024