Trang chủ Thông tin cần biết Ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường
  • Thứ sáu, 19/04/2024 |
  • Thông tin cần biết |
  • 2323 Lượt xem

Ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường

Thị trường là tổng thể của tất cả các mối quan hệ về cung cầu, giá cả, cạnh tranh. Ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường

Thị trường (Market) là nơi mà các giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ hay con người được thực hiện để nhằm mục đích mang lại giá trị cho các bên. Hiểu theo nghĩa mở rộng thì thị trường là tổng thể của tất cả các mối quan hệ về cung cầu, giá cả, cạnh tranh mà trong đó xác định được giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ. Vậy chức năng của thị trường là gì? Ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường.

Hình thái của thị trường

Thị trường tự do

Đây là hình thái thị trường cho phép hoạt động một cách tự do, không bị can thiệp bởi chính phủ. Trong thị trường tự do này, người mua và người bán có thể thoải mái hoạt động, vậy nên tình trạng tranh giành diễn ra khiến giá cả ngày càng tăng cao, chèn ép người tiêu dùng.

Tuy nhiên, cơ quan chính phủ vẫn có thể can thiệp khi mà thị trường này ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường kinh doanh.

Thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa chính là nơi diễn ra mọi trao đổi, mua bán các sản phẩm hàng hóa nhằm phục vụ mục đích sống hàng ngày.

Các sản phẩm ở thị trường hàng hóa cực kỳ phong phú, đa dạng từ thực phẩm, lương thực, nhiên vật liệu thậm chí là nguồn hàng hóa tài chính

Thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ là hình thái thị trường lớn nhất trên toàn thế giới, hoạt động 24/7. Ở thị trường này sẽ cho phép các giao dịch được diễn ra ở nhiều đối tượng trên thế giới từ chính phủ, nhà đầu tư, ngân hàng, người tiêu dùng hay là những đối tượng khác.

Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra toàn bộ các giao dịch cổ phiếu. Thị trường chứng khoán đến hiện nay đang hoạt động vô cùng sôi nổi, khó có thể kiểm soát bởi tính phức tạp cao. Phần lớn những giao dịch họa động trên thị trường này đều thông qua phương tiện Internet.

Cấu trúc của thị trường

Cấu trúc thị trường (Market structure) là một tập hợp tất cả các đặc tính của một thị trường thể hiện ra môi trường kinh tế mà ở trong đó các doanh nghiệp hoạt động ở bên trong. Cấu trúc thị trường có khả năng tác động đến mức độ quyền điểu chỉnh giá của các doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.

Các dạng cấu trúc thị trường phổ biến hiện nay có thể kể đến như thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

– Thị trường cạnh tranh độc quyền: Là thị trường mà ở đó chỉ có duy nhất một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ và không có mặt hàng nào khác thay thế. Sự độc quyền thể hiện ở tính bản quyền, quy định của chính phủ, các yếu tố đầu vào và khả năng độc quyền tự nhiên.

– Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Là thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, sản phẩm tuy nhiên mỗi mộ đơn vị lại kiểm soát giá cả của mình một cách độc lập.

– Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Là thị trường mà ở đó các doanh nghiệp không có quyền chi phối giá của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.

Chức năng của thị trường

Thị trường có 3 chức năng cơ bản như sau:

Cung cấp thông tin

Bên cạnh là địa điểm để diễn ra các hoạt động giao dịch hàng hóa, dịch vụ, thị trường còn là nơi để cung cấp thông tin về quy luật cung cầu, tổng số cung và cầu của hàng hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm, thị trường, yêu cầu về sản phẩm. 

Với thông tin trên thị trường, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được thông tin nên cung cấp sản phẩm nào cho khách hàng, số lượng bao nhiêu và khách hàng tiềm năng là ai. Đối với người tiêu dùng, mọi người sẽ biết được giá thành của mỗi một sản phẩm để biết nên lựa chọn mặt hàng nào phù hợp với khả năng của mình, nên tìm ở đâu.

Địa điểm giao dịch

Chức năng quan trọng nhất của thị trường đó là địa điểm diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người mua và người bán. Những hàng hóa trong thị trường được bán với mức giá bằng với giá trị thì có nghĩa là xã hội đã chấp nhận công dụng của nó.

Nếu hàng hóa không được tiêu thụ hoặc giá bán thấp hơn giá trị của nó thì đồng nghĩa với việc công dụng của hàng hóa không được công nhận. Trong một thị trường, hàng hóa chỉ được công nhận khi đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, những dịch vụ, sản phẩm kém chất lượng, vô dụng và có cung vượt quá cầu sẽ không được thị trường chấp nhận.

Kích thích hoạt động sản xuất

Với sự vận động của quy luật kinh tế thông qua quan hệ cung cầu và giá cả của sản phẩm trên thị trường dẫn đến khả năng điều tiết của thị trường đối với hoạt động sản xuất hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng từ đó kích thích hoạt động sản xuất trong xã hội hiệu quả.

Ví dụ về sự vận dụng chức năng của thị trường

Ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường:

Ví dụ 1:

Một người mua hàng B đang muốn tìm kiếm một sản phẩm về máy tính và mong muốn máy tính của mình mua nhỏ gọn, màu đen và giá cả hợp lý. Để mua được sản phẩm ưng ý thì B đã tìm hiểu về những sản phẩm trên thị trường để so sánh và lựa chọn được chiếc máy tính phù hợp với tiêu chí của mình nhất để mua. Trường hợp này thì thị trường đã đáp ứng chức năng cung cấp thông tin cho người tiêu dùng và từ đó người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với tiêu chí của mình.

Ví dụ 2:

Một sản phẩm về túi xách của công ty A đang được sản xuất để bán ra thị trường. Nhưng khi đem ra thì sản phẩm lại ít người dùng ưa chuộng bởi vì chiếc túi xách đó màu sắc và kiểu dáng ít người yêu thích. Khi đó thì thị trường đã thực hiện chức năng thừa nhận giá trị của hàng hoá. Nếu hàng hoá được thị trường chấp thuận và người dùng ưa thích thì sẽ bán rất chạy còn ngược lại thì lại không thể bán được.

Trên đây là nội dung bài viết Ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi