Ví dụ về sự hợp tác quốc tế
Hợp tác quốc tế là việc các quốc gia trên toàn thế giới cùng nhau chung sức, góp sức để cùng phát triển một lĩnh vực nào đó với cùng chung một mục đích, không chống phá hoặc phá hoại lợi ích của nhau.
Với xu thế phát triển và hội nhập như hiện nay thì hợp tác quốc tê luôn giữ vai trò chủ đạo. Trong thời kỳ này, bất cứ quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào cũng chịu tác động của các quan hệ quốc tế. Ví dụ về sự hợp tác quốc tế như thế nào?
Hợp tác quốc tế là gì?
Hợp tác quốc tế là việc các quốc gia trên toàn thế giới cùng nhau chung sức, góp sức để cùng phát triển một lĩnh vực nào đó với cùng chung một mục đích, không chống phá hoặc phá hoại lợi ích của nhau.
Luật quốc tế không quy định các hình thức và mức độ hợp tác cụ thể dành cho các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Hình thức và mức độ hợp tác này hoàn toàn phụ thuộc vào chính quyết định của các quốc gia xuất phát từ tình hình thực tế và năng lực của mỗi quốc gia.
Trước khi đưa ra được Ví dụ về sự hợp tác quốc tế cần hiểu được khái niệm hợp tác quốc tế như đã giải thích ở trên.
Ví dụ về sự hợp tác quốc tế
Để làm rõ hơn về khái niệm hợp tác quốc tế, nội dung sau sẽ đưa ra một số Ví dụ về sự hợp tác quốc tế .
– Hợp tác về môi trường: Nhằm giúp Việt Nam cải thiện môi trường, hình thành ngành công nghiệp môi trường và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã phối hợp với Hội Môi trường Đô thị Việt Nam (VUREA) thực hiện “Chương trình hợp tác, đề cử chuyên gia kĩ thuật sang hướng dẫn, đào tạo cho các công ti thành viên của Hội, thu gom, vận chuyển, quản lí và xử lí chất thải”.
– Hợp tác chống HIV/AIDS: Ngày 7/6/2006 tại Hà Nội, Đại sứ quán Mĩ và Bộ Y tế Việt Nam đã công bố Kế hoạch hoạt động quốc gia 2006 của Mĩ nhằm trợ giúp Việt Nam trong công tác phòng ngừa HIV/AIDS, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV.
Hợp tác quốc tế mang lại những lợi ích gì?
Ví dụ về sự hợp tác quốc tê đã được giải thích ở trên, hợp tác quốc tế mang lại những lợi ích như sau:
Hiện nay, trong bối cảnh thế giới đầy biến động và thách thức, có nhiều yếu tố mới xuất hiện, vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với hầu hết quốc gia. Xu thế toàn cầu hóa được đánh giá là một xu thế khách quan, nó lôi cuốn các quốc gia, các vùng lãnh thổ cùng tham gia, vừa tăng cường hợp tác quốc tế, vừa tăng sự cạnh tranh và phụ thuộc lẫn nhau.
Nhưng hơn hết, các quốc gia và vùng lãnh thổ đều hiểu rằng, xu thế hợp tác quốc tế bao giờ cũng chiếm ưu thế vì mục đích đôi bên cùng có lợi.
Hợp tác quốc tế để tranh thủ nguồn vốn, khoa học công nghệ, thị trường nhằm phát triển kinh tế, phát huy sức mạnh nội lực, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, vì lợi ích chung mỗi nước, mỗi dân tộc.
– Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu;
– Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển;
– Để đạt được mục tiêu hoà bình cho toàn nhân loại.
– Nước ta có điều kiện đi tắt đón đầu khoa học kĩ thuật tiên tiến, rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế và đuổi kịp các nước phát triển.
– Tạo điều kiện để nước ta và các nước hợp tác hữu nghị, bình đẳng và thân thiện cùng có lợi.
Ví dụ về sự hợp tác cùng phát triển
Hợp tác cùng phát triển là sự chung sức, giúp đỡ nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.
Ý nghĩa:
– Giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu.
– Tạo điều kiện cho nước nghèo phát triển.
– Đạt được mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại.
Ví dụ về hợp tác cùng phát triển: Các bác sĩ Nga và Việt Nam phối hợp làm phẫu thuật cho bệnh nhân.
Ví dụ về sự hợp tác trong học tập
Học tập hợp tác là việc các học sinh hòa nhập vào một nhóm, nơi mỗi em cảm thấy bản thân có giá trị, xây dựng khả năng làm việc bền bỉ của bản thân, các năng lực xã hội, sự đồng cảm và kỹ năng giao tiếp.
Hợp tác trong học tập có vai trò rất lớn trong việc học tập của mỗi học sinh, ví dụ về hợp tác trong học tập như sau:
– Quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như sinh hoạt
– Tôn trọng và học hỏi những điều tốt lẫn nhau.
– Trao đổi phương pháp học tập
– Không ghen ghét, đố kị lẫn nhau.
Sự hợp tác đó đã giúp cho tình bạn thêm ngày càng gắn bó thân thương hơn, học tập ngày càng tân tiến hơn.
Ví dụ về các hình thức hợp tác trong các môn học khác nhau
– Với môn Toán: Các nhóm hợp tác tác giải quyết các bài toán có đáp án mở, trong đó các thành viên chia sẻ các cách tiếp cận và những phương pháp giải pháp khác nhau. Học sinh mở rộng quan điểm của mình khi các em kiểm tra các phỏng đoán của nhau và xác định những giả thuyết có vẻ hợp lệ hoặc không hợp lệ. Các em cùng tham gia khám phá các kỹ thuật, phương pháp để kiểm tra lời giải của nhau.
– Với môn Khoa học xã hội: Học sinh trong nhóm sử dụng các kỹ năng và sở thích cá nhân của mình để thực hiện một chiến dịch chính trị ủng hộ các ứng viên như Lincoln hoặc Douglas thông qua thiết kế áp phích, phim hoạt hình chính trị, các buổi tranh luận, tiểu phẩm và các đoạn quảng cáo máy tính hoặc video. Ở một không gian nhỏ và an toàn hơn như thế này, học sinh có thể thử nghiệm các ý tưởng hoặc cùng nhau thương lượng các quy tắc vận động, tranh luận và cho điểm các cuộc tranh luận.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Điện trở là gì? Công thức tính điện trở
Điện trở là một loại vật liệu hoặc thành phần được sử dụng để giới hạn hoặc kiểm soát lưu lượng dòng điện qua một mạch điện. Điện trở là một thành phần điện tử cơ bản và có thể được tìm thấy trong hầu hết các mạch điện điện tử và đơn...

Khát vọng là gì? Ví dụ về khát vọng? Dẫn chứng về khát vọng
Khát vọng là một yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Nó là động lực để phát triển bản thân và vượt qua những trở ngại trên đường...

Áp suất là gì? Công thức tính áp suất
Áp suất là lực tác động lên một diện tích nhất định. Nó được đo bằng đơn vị Pascal (Pa), tương đương với một Newton trên một mét vuông. Áp suất có thể được áp dụng trên nhiều vật liệu và trong nhiều ngành công nghiệp khác...

Tiếp thị thương hiệu là gì? Các vấn đề liên quan đến tiếp thị thương hiệu
Tiếp thị thương hiệu (Brand marketing) là quá trình xây dựng, tăng cường và quảng bá tên thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty để tạo ra sự nhận biết, niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng đối với thương hiệu...

Yêu thương con người là gì?
Yêu thương con người giúp chúng ta kết nối và gắn kết với nhau, tạo ra một cộng đồng đoàn kết và hạnh...
Xem thêm