Ví dụ về nhận thức

  • Tác giả: Nguyễn Văn Phi |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 13309 Lượt xem
4.5/5 - (29 bình chọn)

Nhận thức được hiểu là quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan của con người. Liên quan vấn đề nhận thức, có nhiều người còn lúng túng và chưa nắm rõ.

Do đó, chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ vấn đề này thông qua bài viết Ví dụ về nhận thức.

Nhận thức là gì?

Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó.

Quan niệm trên đây về nhận thức cũng chính là quan niệm duy vật biện chứng về bản chất của nhận thức. Quan niệm này xuất phát tứ bốn nguyên tắc cơ bản sau đây:

– Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.

– Thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan vào bộ óc của con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể; thừa nhận không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có những cái mà con người chưa nhận thức được.

– Khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh đó diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến nhiều, từ chưa sâu sắc, chưa toàn diện đến sâu sắc và toàn diện hơn,…

– Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức; là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

Các cấp độ của nhận thức

Thông thường nhận thức có các cấp độ như sau: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, nhận thức thông thường và nhận thức khoa học.

+ Nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.

Nhận thức cảm tính có đặc điểm như sau: là giai đoạn nhận thức trực tiếp sự vật, phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện cơ quan cảm giác, kết quả thu nhận được tương đối phong phú, phản ánh được cả cái không bản chất, ngẫu nhiên và cả cái bản chất và tất nhiên. Nhận thức cảm tính có hạn chế là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

+ Nhận thức lý tính là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.

Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Phán đoán là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng. Suy luận là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới.

+ Nhận thức kinh nghiệm là loại nhận thức hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học. Kết quả nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm. Tri thức này có hai loại, tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học.

+ Nhận thức lý luận là nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái quát về bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý luận có tính gián tiếp vì nó được hình thành và phát triển trên cơ sở của nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức lý luận có tính trừu tượng và khái quát vì nó chỉ tập trung phản ánh cái bản chất mang tính quy luật của sự vật và hiện tượng. Do đó, tri thức lý luận thể hiện chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn và có hệ thống hơn.

+ Nhận thức thông thường (nhận thức tiền khoa học) là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người. Nó phản ánh sự vật, hiện tượng xảy ra với tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác nhau của sự vật

+ Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của các sự vật. Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu tượng, khái quát lại vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính chân thực. Nó vận dụng một cách hệ thống các phương pháp nghiên cứu và sử dụng cả ngôn ngữ thông thường và thuật ngữ khoa học để diễn tả sâu sắc bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu. Vì thế nhận thức khoa học có vai trò ngày càng to lớn trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt trong thời đại khoa học và công nghệ.

Ví dụ về nhận thức

Ví dụ: Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, mọi người dân nhận thức được tầm quan trọng của Pháp luật, nếu vi phạm sẽ bị Nhà nước trừng phạt. Do đó, người dân sẽ luôn sống và làm việc tuân theo pháp luật của nhà nước.

Tiền là một phương tiện dùng để mua bán trao đổi các hàng hóa, dịch vụ mà chúng ta sử dụng phục vụ cho cuộc sống, nhận thức được vai trò quan trọng của tiền do đó, người ta phải cố gắng học tập, làm việc chăm chỉ để kiếm được nhiều tiền, hoặc thậm chí có những người còn bất chấp đạo đức và pháp luật để kiếm nhiều tiền như buôn bán hàng cấm, cho vay nặng lãi…

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Ví dụ về nhận thức. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!

4.5/5 - (29 bình chọn)