Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là?
Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Câu hỏi:
Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là?
A. Giun sán sống trong cơ thể lợn.
B. Các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng.
C. Vi khuẩn lam sống cùng với nấm.
D. Thỏ và chó sói sống trong rừng.
Đáp án đúng B.
Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng, nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B
Lúa và cỏ dại tranh giành nhau về ánh sáng, phân bón,… đây là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
– Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
– Quá trình hình thành quần thể
+ Đầu tiên những cá thể cùng loài đến môi trường sống mới; những cá thể nào không thích nghi với điều kiện sống mới sẽ bị tiêu diệt hay di cư đến nơi khác.
+ Những cá thể còn lại sẽ gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái, dần dần thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
Quan hệ giữa các các thể trong quần thể bao gồm:
– Quan hệ hỗ trợ
+ Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản …đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.
+ Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể.
Ví dụ: Các cây sống thành nhóm gần nhau có thể chịu đựng được gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước; các cây sống gần nhau có hiện tượng liền rễ để chia sẻ chất dinh dưỡng với nhau làm tăng khả năng chống chịu với điều kiện tự nhiên
– Quan hệ cạnh tranh
+ Xuất hiện khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác, con đực tranh giành con cái,…
+ Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Ví dụ: Khi thiếu thức ăn một số động vật ăn thịt lẫn nhau; cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
Lý do không chọn các đáp án còn lại
Đáp án A Sai vì Giun sán sống trong cơ thể lợn là mối quan hệ ký sinh khác loài.
Đáp án C Sai vì Vi khuẩn lam sống cùng với nấm là mối quan hệ cộng sinh.
Đáp án D Sai vì Thỏ và chó sói sống trong rừng là mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?
Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?
Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?
Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...
Xem thêm