Trang chủ Dịch vụ Giấy phép Vi bằng là gì? Thủ tục lập vi bằng 2024 như thế nào?
  • Thứ tư, 03/01/2024 |
  • Dịch vụ Giấy phép |
  • 23393 Lượt xem

Vi bằng là gì? Thủ tục lập vi bằng 2024 như thế nào?

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại.

Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và vi bằng có thể kèm theo hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác. Vậy vi bằng là gì? Quý vị hãy cùng luathoangphi.vn tìm hiểu thông qua nội dung bài viết sau đây.

Vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này (quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại).

Vi bằng do văn phòng thừa phát lại lập ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có thể kèm theo các hình ảnh, âm thanh, video trong trường hợp xét thấy cần thiết. Trong văn bản đó, thừa phát lại sẽ tiến hành mô tả, ghi nhận lại hành vi đã xảy ra trên thực tế, các sự kiện lập vi bằng mà chính thừa phát lại chứng kiến một cách khách quan, trung thực. Tài liệu này sẽ có giá trị làm chứng cứ trước Tòa nếu các quan có phát sinh bất cứ tranh chấp nào liên quan đến sự kiện, hành vi đã được lập vi bằng đó.

Công chứng vi bằng là gì?

Công chứng vi bằng là văn bản bằng thừa phát lại, giấy tay, hợp đồng giao dịch, được công chứng viên chứng nhận, làm chứng cứ, bởi vì nó sẽ ghi nhận sự kiện hành vi để làm chứng trong xét xử và được pháp luật công nhận theo quy định của Luật Công chứng 2014.

Công chứng vi bằng có giá trị pháp lý không?

Văn phòng thừa phát lại cũng chỉ ghi nhận lại hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng thực quan hệ giao dịch mua bán tài sản. Vi bằng không có chức năng như công chứng, chứng thực, công chứng chứng thực việc giao dịch mua bán tài sản; Vi bằng không thay thế các văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Việc lập vi bằng được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục do Nhà nước quy định sẽ xác nhận giao dịch của các bên tại thời điểm lập và được coi là chứng cứ tại Tòa án nếu có tranh chấp xảy ra. Như vậy, vi bằng chỉ có giá trị chứng cứ và được Tòa án ghi nhận, đây là đặc điểm cho thấy việc lập vi bằng sẽ có thể giảm thiểu rủi ro pháp lý khi tham gia các giao dịch.

Kết luận: Công chứng vi bằng không có giá trị pháp lý mà chỉ có giá trị chứng cứ.

Tại sao phải lập vi bằng?

Giao dịch không có Vi bằng

* Trong thực tế, bạn có thể nhờ 1 người làm chứng cho một giao dịch cụ thể như làm chứng hợp đồng góp vốn, làm chứng cho việc giao nhận tiền đặt cọc…

* Khi phát sinh tranh chấp, tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ mời người làm chứng mô tả lại những việc mà họ chứng kiến bằng lời nói hoặc bằng văn bản.

* Nhưng, lời làm chứng đó có chính xác và đúng sự thật hay không thì cơ quan giải quyết tranh chấp cần cho đối chất, kiểm tra lại trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể nhanh, cũng có thể rất lâu.

Giao dịch khi có Vi bằng

* Thừa phát lại khi lập vi bằng về hành vi, sự kiện thì có mô tả bằng văn bản, quay phim, chụp hình và ghi âm thực tế ngay tại thời điểm lập vi bằng.

* Vi bằng được đăng ký tại Sở tư pháp trong vòng 3 ngày kể từ ngày lập.

* Từ hai yếu tố trên nên bản thân Vi bằng có giá trị chứng cứ rất cao và đã được pháp luật quy định là Nguồn chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc của Tòa án và các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng?

Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng được quy định chi tiết tại Điều 36 (lập vi bằng) Nghị định số 08/2020/NĐ-CP như sau:

– Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP;

– Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

– Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

– Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Vi bằng có giá trị khi nào?

Hiện nay, vi bằng được lập theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại ban hành ngày 08 tháng 01 năm 2020. Theo Nghị định này, vi bằng do Thừa phát lại lập có giá trị làm chứng cứ; trong hoạt động xét xử, vi bằng do Thừa phát lại lập được sử dụng là một nguồn chứng cứ để tòa án xem xét, quyết định.

Vi bằng không được quy định cụ thể về thời hiệu tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP và cả từ các văn bản khác trước đó. Vi bằng được lập và được đăng ký thì sẽ có giá trị chứng cứ tại thời điểm đăng ký và nó sẽ không bị mất giá trị nếu như không bị hủy bởi Tòa án.

Các trường hợp lập vi bằng?

Vi bằng được lập nhằm ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của các cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi toàn quốc trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

Theo khuyến nghị của Bộ Tư pháp, những trường hợp sau đây nên được lập vi bằng:

– Xác nhận về tình trạng nhà đất liền kề trước khi xây dựng công trình.

– Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê hay mua nhà.

– Xác nhận tình trạng nhà đất bị lấn chiếm.

– Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái quy định của pháp luật.

– Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn hoặc thừa kế.

– Xác nhận mức độ ô nhiễm.

– Xác nhận về sự chậm trễ trong việc thi công công trình.

– Xác nhận về tình trạng công trình khi nghiệm thu.

– Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do cá nhân khác gây ra.

– Xác nhận các sự kiện pháp lý theo quy định của pháp luật.

– Xác nhận giao dịch không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chức, những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào không được lập vi bằng?

Không phải mọi trường hợp đều được lập vi bằng, Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định 9 trường hợp không được lập vi bằng như sau:

1. Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.

2. Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu van ninh, quc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vcông trình an ninh, quc phòng và khu quân sự.

3. Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.

4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy đnh của pháp luật.

6. Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.

7. Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.

8. Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

9. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Lập vi bằng ở đâu?

Lập vi bằng hiện nay sẽ được thực hiện tại Văn phòng Thừa phát lại, khác với văn phòng công chứng do các cá nhân, tổ chức đứng ra thành lập thì Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện những công việc theo quy định tại Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

2. Lập vi bằng theo yêu cu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

4. Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Thủ tục lập vi bằng như thế nào năm 2023?

Thủ tục lập vi bằng sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác nhận trường hợp sự kiện, hành vi…muốn lập vi bằng có đủ điều kiện không

Bước này, chủ thể có nhu cầu lập vi bằng cần đánh giá xem sự kiện, hành vi…muốn lập vi bằng có đúng quy định pháp luật có cho phép được lập vi bằng hay không?

Bước 2: Thỏa thuận việc lập vi bằng với văn phòng thừa phát lại

Khi có nhu cầu muốn lập vi bằng, người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nội dung vi bằng cần lập;

b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

c) Chi phí lập vi bằng;

d) Các thỏa thuận khác (nếu có).

Lưu ý: Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Bước 3: Văn phòng thừa phát lại tiến hành thủ tục lập vi bằng

Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.

Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Bước 4: Giao vi bằng đã lập cho người có nhu cầu lập vi bằng

Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.

Bước 5: Gửi vi bằng đã được lập đến Sở tư pháp

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng

Mẫu vi bằng mua bán nhà mới nhất 2023

Tiếp theo nội dung bài viết vi bằng là gì chúng tôi sẽ giới thiệu về mẫu vi bằng. Hiện nay, vi bằng được quy định mẫu cụ thể tại Mẫu số B 02/VĂN BẢN.TPL ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH 13 ngày 23/11/2012 của Quốc Hội  như sau:

Mẫu số: B 02/VB.TPL                                                                              (Ban hành theo TT số: 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC  ngày 28/2/2014)

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI
…………………………………..

Địa chỉ ………………………….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: ……./BB-TPL

……………, ngày …. tháng ….  Năm……

 VI BẰNG

 

Vào hồi ……….. giờ …………. ngày …….. tháng …… năm …….., tại ……………….

…………………………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm:

Ông (bà): …………………………………………………………………… , chức vụ: Thừa phát lại

Ông (bà): …………………………………………………………….. , chức vụ: Thư ký nghiệp vụ

…………………………………………………………………………………………………………………

Với sự tham gia của: (nếu có)

Ông (bà)/cơ quan/tổ chức: (người yêu cầu lập vi bằng) ………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..

Số CMTND/Hộ chiếu: …………. cấp ngày: …………….. bởi cơ quan: ………………..

…………………………………………………………………………………………………………………

Với sự chứng kiến của: (nếu có)

Ông (bà): …………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..

Ông (bà): …………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..

Số CMTND/Hộ chiếu: ………….. cấp ngày: ………………. bởi cơ quan: …………….

…………………………………………………………………………………………………………………

Tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi sau đây:

(nêu tên của sự kiện, hành vi lập vi bằng)

1) ……………………………………………………………………………………………………………..

2) ……………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

Nội dung của sự kiện, hành vi lập vi bằng: (mô tả trung thực, khách quan nội dung sự kiện, hành vi xảy ra)

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

Thừa phát lại cam kết ghi nhận trung thực, khách quan sự kiện, hành vi nêu trên trong Vi bằng này.

Kèm theo Vi bằng này là các tài liệu, văn bản, giấy tờ sau: (nếu có)

1) ……………………………………………………………………………………………………………..

2) ……………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………

Vi bằng này được đăng ký tại Sở Tư pháp…………………. và có giá trị chứng cứ.

Vi bằng được lập thành …. bản, có giá trị như nhau; lập xong vào hồi …………. giờ………… cùng ngày, đã đọc lại cho mọi người nghe và nhất trí ký tên.

THƯ KÝ NGHIỆP VỤ
(Ký, ghi rõ họ tên)

 THỪA PHÁT LẠI
(Ký, đóng dấu)NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)NGƯỜI YÊU CẦU LẬP VI BẰNG
(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Tải (Download) mẫu Vi bằng mua bán nhà

Dịch vụ lập vi bằng uy tín, chuyên nghiệp tại Văn phòng thừa phát lại Thăng Long

Văn phòng Thừa Phát Lại Thăng Long là đơn vị cung cấp Dịch vụ lập Vi bằng uy tín trong phạm vi toàn quốc. Với đội ngũ gồm những Thừa phát lại giầu kinh nghiệm, am hiểm sâu sắc về lĩnh vực lập vi bằng, Quý khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ cũng như giá thành mà chúng tôi cung cấp. Chúng tôi đang cung cấp dịch vụ lập vi bằng trong những trường hợp sau đây:

Vi bằng ghi nhận sự kiện liên quan đến giao dịch nhà đất

– Cho thuê nhà đất, căn hộ, mượn nhà đối với trường hợp nhà đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Nhà/đất đủ điều kiện nhưng chưa được cấp hoặc đang chờ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gọi chung là sổ đỏ).

– Tái xác lập, xác nhận việc mua bán nhà đất trong quá khứ để chứng minh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khi giải quyết bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc khi có tranh chấp xảy ra.

– Việc giao nhận tiền thực tế trước và sau khi thực hiện thỏa thuận mua bán hoặc chuyển nhượng nhà đất.

– Thỏa thuận ngõ đi chung, phân chia nhà đất (quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở)

– Thỏa thuận giao tiền cho người khác mua hộ nhà/đất hoặc đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Căn hộ chung cư đã có giấy phép xây dựng (chưa hình thành), có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở chung; chung cư đã tồn tại trong thực tế nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở riêng cho từng căn hộ.

– Nhà đất tại khu tập thể, biệt thự đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung cho toàn bộ diện tích sử dụng nhưng từng nhà riêng biệt chưa có sổ đỏ.

– Các cam kết, thỏa thuận của các thành viên trong gia đình, của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc khi tiến hành ly hôn về việc phân chia tài sản là nhà và đất.

– Ghi nhận hành vi chiếm giữ bất hợp pháp của người khác đối với nhà, đất làm chứng cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại.

– Các thỏa thuận liên quan đến dồn điền, đổi thửa, mua bán, cho mượn, cho thuê đối với đất nông nghiệp.

– Tái xác lập, xác nhận các vấn đề mua bán, tặng cho, phân chia tài sản là nhà đất đã thỏa thuận trong quá khứ…

Vi bằng ghi nhận các thỏa thuận dân sự

– Ghi nhận việc giao, nhận tiền, giao nhận giấy tờ liên quan đến tài sản

– Ghi nhận cam kết du học (chống trốn), cam kết bảo lãnh khi đi lao động tại nước ngoài…

– Ghi nhận việc thu giữ tài sản bảo đảm trong ngân hàng

– Ghi nhận việc đặt cọc mua bán nhà đất, căn hộ chung cư, mua bán xe…

– Ghi nhận việc tặng cho tài sản

– Chi nhận cuộc họp gia đình về phân chia tài sản, thừa kế tài sản

– Ghi nhận thỏa thuận góp vốn kinh doanh

– Ghi nhận buổi họp Hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên…

– Thỏa thuận mua bán, phân chia, quản lý sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản

– Ghi nhận hành vi một bên tự khai, tự cam kết để gửi đến tòa án (trường hợp Tòa án ở xa hoặc muốn xử vắng mặt mình) để làm chứng cứ phục vụ cho các tranh chấp tại tòa án, tại các cơ quan có thẩm quyền…

Vi bằng ghi nhận kiểm kê, thống kê tài sản

– Ghi nhận việc kiểm kê tài sản đối với nhà cho thuê, nhà bị kê biên.

– Ghi nhận việc kiểm kê tài sản đối với hàng tồn kho trước khi chuyển kho đến nơi nhận hàng.

– Ghi nhận việc giao nhận hàng hóa, máy móc…

Vi bằng ghi nhận việc giao, nhận thông báo

– Giao thông báo triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên Công ty, các thông báo khác của doanh nghiệp.

– Giao thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ.

– Giao thông báo yêu cầu thanh toán tiền thuê nhà, thanh lý hợp đồng thuê nhà trước thời hạn, thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà; Giao thông báo lấy lại nhà hoặc bàn giao nhà theo thỏa thuận

– Giao thông báo, đơn kiến nghị, đơn đề nghị gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

Vi bằng ghi nhận các sự kiện liên quan đến công trình xây dựng

– Ghi nhận hiện trạng công trình liền kề trước khi công trình xây dựng khởi công.

– Ghi nhận hiện trạng tiến độ thi công xây dựng công trình.

– Ghi nhận hiện trạng công trình bị lấn chiếm trái pháp luật để làm chứng cứ pháp lý trước khi yêu cầu bên lấn chiếm chấm dứt hành vi và bồi thường thiệt hại.

– Ghi nhận hiện trạng nhà cửa, công trình xây dựng bị nứt, lún, đổ vỡ do việc thi công công trình xây dựng liền kề gây ra hoặc làm căn cứ xin sửa chữa, xây dựng công trình mới tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

Vi bằng ghi nhận thỏa thuận trong quan hệ hôn nhân gia đình

– Thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn;

– Thỏa thuận về việc chia tài sản chung trong và sau thời kỳ hôn nhân.

– Thỏa thuận về nuôi con chung, cấp dưỡng…

Vi bằng tái xác lập hành vi trong quá khứ

– Các bên ghi nhận việc đã giao nhận tiền, giao tài sản trong các giao dịch trong quá khứ.

– Các bên ghi nhận có việc đứng tên hộ trên giấy tờ, văn bản

– Các bên tái xác nhận đã thực hiện giao dịch trong quá khứ (mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thuê, mượn, đặt cọc, trao đổi…)

Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi trái pháp luật trên internet, báo chí, phát thanh, truyền hình

– Ghi nhận việc báo chí, các phương tiện thông tin đưa tin sai sự thật, cá nhân tổ chức đăng tin bôi nhọ, làm nhục, xúc phạm danh dự nhân phẩm.

– Ghi nhận việc vi phạm bản quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ trên internet.

– Ghi nhận các nội dung tin nhắn Zalo, Facebook trên điện thoại, máy tính và bài viết khác trên các nền tảng mạng xã hội..

Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức…

Trên đây là những nội dung mà Chúng tôi muốn chi sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Vi bằng là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vi bằng, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp tới văn phòng thừa phát lại theo thông tin cụ thể như sau:

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI THĂNG LONG

Địa chỉ liên hệ: Số nhà 14, Lô 10B, đường Trung Yên 9A, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Tel: 04. 6282 4999  –  04. 6673 4922

Hotline: 0981.393.686

Văn phòng thừa phát lại là gì? Văn phòng thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

– Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
– Văn phòng Thừa phát lại có các quyền sau đây:
a) Ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình;
b) Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
c) Ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định của Nghị định này;
d) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
– Văn phòng Thừa phát lại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình trong việc tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
b) Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê;
c) Niêm yết lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện công việc Thừa phát lại, nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng;
d) Thu đúng chi phí đã thỏa thuận với người yêu cầu;
đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại của Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật;
e) Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự trong thời gian tập sự tại Văn phòng mình;
g) Tạo điều kiện cho Thừa phát lại của Văn phòng mình tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại;
h) Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng dịch vụ, hồ sơ nghiệp vụ Thừa phát lại;
i) Lập, quản lý, sử dụng sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ và thực hiện lưu trữ theo quy định;
k) Bảo đảm trang phục cho Thừa phát lại của Văn phòng mình theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Hình thức và nội dung chủ yếu của vì bằng như thế nào?

Trả lời:
1. Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
c) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
d) Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
e) Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
g) Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).
Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.
2. Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh; trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định này.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể về mẫu vi bằng

Đánh giá bài viết:
5/5 - (23 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo?

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có thêm thông tin làm rõ...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang

Trước khi chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang thì tổ chức, cá nhân cần xác định loại hình quảng cáo để chuẩn bị hồ sơ cho phù...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thái Bình

Quảng cáo không chỉ là cầu nối tiếp thị, truyền tải thông tin, thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng của mình mà việc thiết lập các chiến lược về sản phẩm, giả thành, nơi phân phối,... cũng trở nên dễ dàng...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thừa Thiên Huế

Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thanh Hóa

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi