Trang chủ Dịch vụ luật sư Văn phòng thừa phát lại là gì? Dịch vụ thừa phát lại tại Hà Nội Năm 2024
  • Thứ tư, 03/01/2024 |
  • Dịch vụ luật sư |
  • 13215 Lượt xem

Văn phòng thừa phát lại là gì? Dịch vụ thừa phát lại tại Hà Nội Năm 2024

Để được thành lập văn phòng thừa phát lại thì cần đáp ứng được các điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất, đảm bảo về nguồn nhân sự và bộ máy tổ chức.

Ở nước ta hiện nay, đặc biệt là ở các thành phố lớn thuật ngữ thừa phát lại là một thuật ngữ khá phổ biến. Tuy nhiên khi tìm hiểu về việc lập vi bằng hay tống đạt các giấy tờ thì đại đa số cá nhân, tổ chức đều không hiểu Văn phòng thừa phát lại. Do đó, qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ lãm rõ thắc mắc này.

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Trong đó, căn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Điều kiện bổ nhiệm thừa phát lại theo quy định?

Điều kiện bổ nhiệm thừa phát lại được quy định cụ thể như sau:

Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

– Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

– Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại

Danh mục công việc thừa phát lại được làm gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 08/2020, các công việc thừa phát lại được thực hiện như sau:

– Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt hồ sơ, giấy tờ theo quy định của Tòa án phải đảm bảo thực hiện một cách nghiêm ngặt, tuân theo các biểu mẫu pháp luật quy định và sẽ do thư ký nghiệp vụ của văn phòng thừa phát lại trực tiếp thực hiện để giao tận tay cho các đương sự.

– Lập vi bằng theo yêu cu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Đây là loại văn bản cho chính Thừa phát lại lập ra, ghi nhận lại các sự kiện đã xảy ra để làm chứng cứ trong xét xử

– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Được thực hiện trong trường hợp các đương sự có gửi yêu cầu đến thừa phát lại về việc kiểm tra điều kiện thi hành án, chủ yếu là các đối tượng liên quan đến tài sản như: Nhà, đất, ô tô, xe máy, các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu….

– Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Những điều cần lưu ý văn phòng thừa phát lại

Trong quá trình thành lập và hoạt động của văn phòng thừa phát lại, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Tổ chức hành nghề thừa phát lại:

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hp danh.

– Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại:

Tên gọi văn phòng thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau. Việc đặt tên riêng và gn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhm ln với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quc, không được vi phạm truyn thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thun phong mỹ tục của dân tộc.

– Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại:

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.

Văn phòng Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo chế độ hp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ.

Thư ký nghiệp vụ giúp Thừa phát lại thực hiện nghiệp vụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này, phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Nghị định 08/2020.

– Trụ sở chính văn phòng thừa phát lại:

Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tc tự chủ v tài chính.

Con dấu của Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy. Văn phòng Thừa phát lại được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Thủ tục, hồ sơ đăng ký mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Chế độ tài chính của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo chế độ tài chính của loại hình doanh nghiệp tương ứng theo quy định của pháp luật.

– Đơn vị phụ thuộc văn phòng thừa phát lại

Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này.

Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại như thế nào?

Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định điều kiện lập văn phòng thừa phát lại

Để được thành lập văn phòng thừa phát lại cần căn cứ vào các tiêu chí được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 21 Nghị Định 80/2020. Cụ thể như sau:

a) Phù hợp với điều kiện về kinh tế – xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

b) Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

c) Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

d) Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập văn phòng thừa phát

Hồ sơ văn phòng thừa phát lại sẽ bao gồm những tài liệu sau đây:

– Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

– Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;

– Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập văn phòng thừa phát lại

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ như trên, khách hàng sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở tư pháp tỉnh/thành phố nơi đăng ký trụ sở chính của văn phòng thừa phát lại

Bước 4: Nhận quyết định thành lập văn phòng thừa phát lại

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do

Bước 5: Đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi cho phép thành lập.

Nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại bao gồm: Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; họ tên Trưởng Văn phòng Thừa phát lại; danh sách Thừa phát lại hp danh và danh sách Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (nếu có) của Văn phòng Thừa phát lại.

Danh sách văn phòng thừa phát lại tại Hà Nội

Hiện nay, ở Hà Nội hầu hết các quận đều thành lập một văn phòng Thừa phát lại để thuận tiện cho việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Dưới đây là danh sách một số văn phòng thừa phát lại tại Hà Nội

                   Tên văn phòng thừa phát lại

Địa chỉ văn phòng thừa phát lại

Văn phòng thừa phát lại Quận Thanh Xuân

Số 101, Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, quận Thanh Xuân

Văn phòng thừa phát lại Quận Hà Đông

B14 Khu đấu giá đất Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông

Văn phòng thừa phát lại quận Hoàn Kiếm

Số 16A/3 phố Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Văn phòng thừa phát lại quận Ba Đình

 Số 12 Phan Kế Bính kéo dài, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Văn phòng thừa phát lại Đông Dương

Số 75 phố Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Văn phòng thừa phát lại Thủ Đô

Số 2, Lô 1, dãy A, khu Trung Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Văn phòng thừa phát lại quận Nam Từ Liêm

 

Biệt thự BT1-D4 Khu đô thị mới Trung Văn, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Dịch vụ thừa phát lại cho cá nhân và Doanh nghiệp uy tín, chuyên nghiệp và trọn gói

Chúng tôi đang cung cấp dịch vụ thừa phát lại bằng việc liên kết với các văn phòng thừa phát lại trên toàn bộ các quận, huyện tại Hà Nội. Khi quý khách hàng cần tư vấn về thủ tục thừa phát lại, quý khách có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline: 0981.378.999 để được chúng tôi tư vấn chi tiết.

Dịch vụ thừa phát lại của chúng tôi tại Hà Nội sẽ bao gồm các Dịch vụ lập vi bằng như: Vì bằng nhà đất; vi bằng giao nhận tiền; vi bằng thông báo; vi bằng ghi nhận lại các hành vi trong quá khứ; vi bằng mua bán nhà bằng giấy viết tay; vi bằng ghi nhận hành vi trái pháp luật trên mạng internet; vi bằng ghi nhận các hành vi sự kiện trong kinh doanh; vi bằng ghi nhận kiểm kê, thống kế tài sản, hiện vật; vi bằng ghi nhận thỏa thuận trong quan hệ hôn nhân gia đình…vv.

Lưu ý: Ngoài việc tiến hành thủ tục tại trụ sở chính văn phòng thừa phát lại, để tiết kiệm thời gian cho khách hàng hoặc vì những lý do khác nhau mà khác hàng không thể đến trực tiếp tại văn phòng, chúng tôi cung cấp dịch vụ ngoài giờ hành chính và lập vi bằng tại nhà (theo yêu cầu của khách hàng) với chi phí và chất lượng phục vụ tốt nhất.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ công chứng ngoài giờ bao gồm: Lập vi bằng ngoài giờ làm việc, lập vi bằng vào ngày nghỉ, ngày lễ tết… giúp cho quý khách không phải nghỉ làm, gác hết công việc để đi làm thủ tục lập vi bằng.

Trên đây là những nội dung mà Chúng tôi muốn chi sẻ đến bạn đọc liên quan đến văn phòng thừa phát lại. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vi bằngbạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp tới văn phòng thừa phát lại theo thông tin cụ thể như sau:

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI THĂNG LONG

Địa chỉ liên hệ: Số nhà 14, Lô 10B, đường Trung Yên 9A, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Tel: 04. 6282 4999  –  04. 6673 4922       Fax: 04. 6282 6031

Hotline: 0981.393.686

Pháp luật quy định như thế nào trong trường hợp vi bằng gặp lỗi kỹ thuật và cần phải sửa lại cho đúng?

Trả lời:
1. Trong trường hợp có sai sót về kỹ thuật trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn vi bằng mà việc sửa không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của sự kiện, hành vi được lập vi bằng thì Thừa phát lại có trách nhiệm sửa lỗi đó. Việc sửa lỗi kỹ thuật vi bằng được thực hiện tại Văn phòng Thừa phát lại đã lập vi bằng đó.
2. Thừa phát lại thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi nội dung đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của Văn phòng Thừa phát lại.
3. Trong trường hợp vi bằng đã được gửi cho người yêu cầu và Sở Tư pháp thì Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng đã được sửa lỗi kỹ thuật cho người yêu cầu và Sở Tư pháp.

Tôi đã lập vi bằng và do nhu cầu công việc tôi muốn cấp thêm bản sao vi bằng, tôi phải làm gì để xin cấp bản sao vi bằng.

Trả lời:
1. Việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
b) Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.
2. Người yêu cầu cấp bản sao vi bằng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.

Đánh giá bài viết:
4.8/5 - (29 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thuế luôn là vấn đề phức tạp nhất đối với doanh nghiệp. Bạn phải bỏ ra rất nhiều thời gian và chi phí để thực hiện các thủ tục thuế. Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi...

Dịch vụ báo cáo thuế doanh nghiệp

Dịch vụ báo cáo thuế doanh nghiệp có đội ngũ chuyên viên, nhân viên kế toán được đào tạo chuyên môn để đảm bảo cung cấp đến người thuê chất lượng dịch vụ tốt nhất với các thông tin chính xác...

Dịch vụ kế toán trọn gói

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói sẽ kết hợp cùng doanh nghiệp để cân đối xử lý tất cả các vấn đề tồn đọng liên quan đến kế hoạch doanh thu, chi phí, lãi lỗ. Đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp cũng như việc thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thuế với nhà...

Dịch vụ báo cáo thuế tại Hà Nội

Để giúp doanh nghiệp quý khách hàng thực sự yên tâm sổ sách kế toán và vấn đề thuế cũng như tiết kiệm chi phí tối đa trong kinh doanh, Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ báo cáo thuế chuyên...

Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi