Luật Hoàng Phi Tài liệu Là gì? Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi về mặt giá trị giữa hai đồng tiền của hai quốc gia‚ hay có thể hiểu một cách đơn giản hơn là giá cả một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được quy đổi sang tiền của quốc gia khác.

Có lẽ rất nhiều người còn đang lạ lẫm và mông lung với khái niệm tỷ giá hối đoái.

Vậy khái niệm cụ thể của Tỷ giá hối đoái là gì? cách phân loại tỷ giá hối đoái ra sao và vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế như thế nào? chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.

Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi về mặt giá trị giữa hai đồng tiền của hai quốc gia‚ hay có thể hiểu một cách đơn giản hơn là giá cả một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được quy đổi sang tiền của quốc gia khác là bao nhiêu; hoặc cách hiểu khác nữa là số lượng cần thiết của đơn vị tiền tệ trong nước dùng để mua một đơn vị tiền tệ nước ngoài.

Ví dụ như: USD/VND = 23.000 thì ta có thể hiểu 1 USD = 23.000 VND

EUR/VND = 26.000 ta có thể hiểu là 1 EUR = 26.000 VND

Tỷ giá hối đoái của Việt Nam theo quy định trong pháp luật hiện hành trong lĩnh vực ngân hàng là tỷ lệ giữa giá trị đồng tiền Việt Nam với giá trị của tiền nước ngoài và được điều tiết giá trị này trên thị trường bởi Nhà nước (cụ thể là Ngân hàng nhà nước Việt Nam) sẽ xác định và công bố tỷ giá này.

Tỷ giá hối đoái tiếng Anh là gì?

Tỷ giá hối đoái tiếng Anh là Exchange rate

Phân loại tỷ giá hối đoái     

Trong thị trường hối đoái thì tỷ giá hối đoái cũng có rất nhiều loại khác nhau‚ chúng ta có thể phân loại tỷ giá hối đoái qua một số cách như sau:

– Dựa vào thời điểm mua và thời điểm bán ngoại hối của các ngân hàng ta có thể chia thành 2 loại tỷ giá hối đoái sau đây:

+ Tỷ giá mua: là tỷ giá khi ngân hàng mua vào ngoại hối

+ Tỷ giá bán: là tỷ giá khi ngân hàng bán ngoại hối ra

Tỷ giá mua ngoại hối vào bao giờ cũng sẽ thấp hơn tỷ giá bán ngoại hối ra và phần chênh lệch giữa 2 tỷ giá đó chính là phần lợi nhuận trong kinh doanh ngoại hối mà ngân hàng nhận được.

– Dựa vào cách thức chuyển đổi ngoại hối ta có thể chia thành:

+ Tỷ giá thư hối: là tỷ giá chuyển đổi ngoại hối bằng thư

Tỷ giá thư hối thường thấp hơn tỷ giá điện hối.

+ Tỷ giá điện hối: thông thường tỷ giá này sẽ được niêm yết tại ngân hàng và đây là tỷ giá chuyển đối ngoại hối bằng điện.

Tỷ giá điện hối là căn cứ để xác định những loại tỷ giá khác.

– Dựa vào đối tượng để xác định tỷ giá ta có thể phân thành:

+ Tỷ giá thị trường: tức là tỷ giá được tạo nên trên cơ sở những mối quan hệ cung và cầu trên thị trường hối đoái.

+ Tỷ giá chính thức: là tỷ giá được xác định bởi Ngân hàng trung ương của một nước nào đó.

Dựa trên cơ sở của tỷ giá chính thức mà các tổ chức tín dụng cũng như các ngân hàng thương mại sễ ấn định việc mua bán tỷ giá ngoại tệ có kỳ hạn‚ giao ngay hoặc hoán đổi.

– Một số loại tỷ giá hối đoái khác tùy thuộc và yếu tố dùng để phân chia.

Công thức tính tỷ giá hối đoái

Cách tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền định giá:

Muốn tính tỷ giá mua của khách hàng thì lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng  còn nếu muốn tính tỷ giá bán của khách hàng thì lấy tủ giá mua ngân hàng chia cho tỷ giá bán của ngân hàng. Đây là công thức mà mọi người có thể tính nếu có nhu cầu mua bán ngoại tệ

Yết giá/định giá = (Yết giá/USD)/(Định giá/USD)

Cách tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá:

Muốn tính tỷ giá mua của khách hàng lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng và chia cho tỷ giá bán của ngân hàng.

Yết giá/định giá = (USD/định giá)/(USD/yết giá) 

Cách tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá và định giá:

Khi tính tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền định giá và yết giá thì bắt buộc trong đó phải có 1 đồng ở vị trí định giá và đồng còn lại ở vị trí yết giá thì cách tính như sau: Lấy tỷ giá của đồng tiền yết giá nhân với tỷ giá của đồng tiền định giá theo công thức sau:

Yết giá(trực tiếp)/định giá = (Yết giá/USD) x (USD/Định giá)

Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế

Vậy vai trò của Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế có một số vai trò quan trọng sau đây:

– Tỷ giá hối đoái có tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và tình hình lạm phát của mỗi quốc gia‚ cụ thể đó là:

+ Khi tỷ giá hối đoái giảm tức là giá trị đồng nội tệ tăng lên thì hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào sẽ có giá thành rẻ hơn‚ lạm phát tỏng nước lúc này được kiềm chế. Tuy nhiên‚ quy mô sản xuất sẽ bị thu hẹp và tốc độ tăng trưởng bị chậm lại.

+ Trái lại khi tỷ giá hối đoái tăng tức là sức mua nội tệ giảm sẽ làm cho giá thành nhập khẩu các mặt hàng tăng cao‚ có nguy cơ cao xảy ra tình trạng lạm phát

– Vai trò trong việc tính toán sức mua giữa các đồng tiền:

Tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ hữu hiệu trong việc tính toán cũng như so sánh giữa giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ‚ giá cả hàng hóa trong nước và giá cả hàng hóa của nước ngoài‚ v.v…

Từ đó sẽ tính toán được hiệu quả trong các giao dịch ngoại thương‚ vay vốn‚ hợp tác kinh tế với nước ngoài và đề ra những chính sách kinh tế đối ngoại phù hợp với thực tế.

– Một số vai trò quan trọng khác.

Bài viết trên đây của chúng tôi mong rằng đã giải đáp được một số câu hỏi thắc mắc của quý vị và các bạn về Tỷ giá hối đoái là gì?  Vui lòng liên hệ ngay tới Tổng đài 1900 6557 để được cung cấp một số thông tin khác có liên quan nếu như có nhu cầu.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì?

Luật Dân sự có khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh riêng. Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam...

Ví dụ về công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là mọi công dân khi thực hiện những hành vi trái pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi của mình gây ra, những lỗi vi phạm với mức độ như nhau, đối tượng như nhau thì sẽ chịu trách nhiệm như...

Ví dụ chứng minh công dân có quyền sáng tạo và phát triển

Quyền sáng tạo là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất: quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã...

Nêu sự khác biệt giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế

Hai phương pháp thuyết phục và cưỡng chế đều được áp dụng trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước nên giống nhau về chủ thể thực hiện là cơ quan nhà nước và cùng vì mục đích chung là để chủ thể thực hiện pháp luật một cách nghiêm...

Chủ tịch xã là công chức hay viên chức?

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà...

Xem thêm