Tư vấn thỏa ước lao động tập thể qua Tổng đài 1900 6557
Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Để tìm hiểu rõ hơn về thỏa ước lao động tập thể quý khách hàng gọi điện đến TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 1900 6557 để được tư vấn và hỗ trợ.
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ 1900 6557 sẽ tư vấn cho Quý khách hàng các vấn đề liên quan đến thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật hiện hành qua bài viết dưới đây.
1. Quy định của pháp luật lao động về thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp
Về khái niệm và đối tượng áp dụng:
Khoản 1 Điều 73 Bộ luật lao động năm 2012 quy định “thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể”.
Như vậy, có thể nói, thỏa ước lao động tập thể áp dụng đối với tất cả các đơn vị tổ chức có quan hệ thuê mướn lao động, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các doanh nghiệp lực lượng vũ trang, tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sử dụng người lao động Việt Nam. Thỏa ước lao động tập thể không áp dụng đối với:
+ Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước (trừ các tổ chức sự nghiệp dịch vụ hạch toán độc lập của các đơn vị hành chính sự nghiệp).
+ Những người làm trong các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị.
+ Những người làm trong các doanh nghiệp đặc thù thuộc lực lượng vũ trang.
Để có Thỏa ước lao động tập thể, hai bên phải tiến hành quy trình thương lượng, thỏa thuận và ký kết mang tính chất tập thể, thông qua đại diện của tập thể lao động và đại diện sử dụng lao động. Thỏa ước lao động tập thể cụ thể hóa các quy định của pháp luật phù hợp với tính chất, đặc điểm của doanh nghiệp, nó được coi là “luật” của các doanh nghiệp, nó là cơ sở pháp lý, là cộng đồng trách nhiệm của hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ, có những lợi ích cao hơn so với quy định của pháp luật.
Về chủ thể ký kết, tập thể lao động và người sử dụng lao động thương lượng và tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Về nội dung của thỏa ước: Nội dung của thỏa ước lao động căn cứ vào sự thỏa thuận của tập thể lao động, người sử dụng lao động thông qua trong quyền được nêu nội dung thương lượng mà pháp luật quy định cho các bên chủ thể. Nội dung này phải không trái với quy định của pháp luật và không trái với với đạo đức xã hội.
Về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể, căn cứ Khoản 2 điều 47 BLLĐ năm 2012:
“ Thoả ước tập thể có hiệu lực kể từ ngày được cơ quan lao động cấp tỉnh đăng ký. Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản thoả ước tập thể, cơ quan lao động cấp tỉnh phải thông báo việc đăng ký. Nếu hết thời hạn trên mà không có thông báo thì thoả ước tập thể đương nhiên có hiệu lực.”
Về thời hạn của thỏa ước lao động tập thể, căn cứ vào Điều 50 BLLĐ năm 2012:
“Thoả ước tập thể được ký kết với thời hạn từ một năm đến ba năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết thoả ước tập thể, thì có thể ký kết với thời hạn dưới một năm.
Chỉ sau ba tháng thực hiện, kể từ ngày có hiệu lực đối với thoả ước tập thể thời hạn dưới một năm và sau sáu tháng đối với thoả ước tập thể thời hạn từ một năm đến ba năm, các bên mới có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước. Việc sửa đổi, bổ sung được tiến hành theo trình tự như ký kết thoả ước tập thể.”
2. Bình luận về quy định tại điều 84 Bộ luật lao động năm 2012
Khi thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực, trách nhiệm thực hiện thỏa ước lao động tập thể thuộc về các bên: người sử dụng lao động, người lao động, kể cả người lao động vào làm việc sau ngày thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực. Thực hiện đầy đủ các cam kết trong thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp là cơ sở để người lao động được bảo đảm các quyền lợi quy định trong thỏa ước lao động tập thể, là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp, cần phải phân biệt rõ trách nhiệm của mỗi chủ thể, vì giữa các chủ thể có trách nhiệm không giống nhau. Người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm/ nghĩa vụ trực tiếp thực hiện thoả ước. Giữa hai bên có những đổi quyền và nghĩa vụ ghi cả trong thoả ước và hợp đồng lao động, cả hai bên đều được tôn trọng như nhau. Trong những trường hợp cụ thể các quyền, nghĩa vụ của thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động được ưu tiên thực hiện theo những nguyên tắc chung của pháp luật lao động. Đối với tổ chức đại diện của tập thể người lao động và đại diện người sử dụng lao động cơ bản là thực hiện nghĩa vụ liên đới.
Việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong hợp đồng lao động và các quy định khác như nội quy lao động, quy chế hoặc các thỏa thuận và quy định khác trong đơn vị được tiến hành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực. Đồng thời, phải bảo đảm rằng các quyền, lợi ích của người lao động phải bằng hoặc cao hơn quy định của thỏa ước và nghĩa vụ của người lao động phải thấp hơn hoặc bằng nghĩa vụ quy định trong thỏa ước. Từ quy định này, có thể thấy rằng, giá trị pháp lý của thỏa ước lao động lao động tập thể chỉ đứng sau pháp luật, và vì thế, như đã đề cập, thỏa ước lao động tập thể được coi là “luật” của doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện và duy trì thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, nếu một bên cho rằng bên kia thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước: thì có quyền yêu cầu bên kia thi hành đúng thỏa ước và hai bên phải cùng nhau xem xét để cùng tìm kiếm biện pháp giải quyết. Nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật. Thông thường, tranh chấp lao động phát sinh trong trường hợp này là tranh chấp lao động tập thể về quyền, được giải quyết theo các quy định tương ứng tại chương XIV của Bộ luật Lao động.
Trên đây là một khía cạnh liên quan đến thỏa ước lao động tập thể, để biết thêm thông tin chi tiết liên quan đến nội dung thỏa, thủ tục đăng ký, hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể quý khách hàng hãy nhấc máy lên và gọi đến số 1900 6557 để được các chuyên viên và luật sư của công ty Luật chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ 1900 6557 TƯ VẤN TOÀN DIỆN VỀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
– Tư vấn nội dung và cách thức thương lượng tập thể;
– Tư vấn ký kết thỏa ước lao động tập thể;
– Tư vấn đăng ký thỏa ước lao động tập thể;
– Tư vấn hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể;
– Tư vấn sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể;
– Tư vấn các trường hợp thỏa ước tập thể vô hiệu;
– Tư vấn thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu;
– Tư vấn thời hạn của thỏa ước lao động tập thể;
– Tư vấn các chi phí ký kết thỏa ước lao động tập thể;
– Tư vấn các vấn đề phát sinh khác;
CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG TỔNG ĐÀI TƯ VẤN THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ 1900 6557
Để được các chuyên viên và luật sư của chúng tôi tư vấn, giải đáp thắc mắc thỏa ước lao động tập thể, khách hàng nhấc máy điện thoại và gọi tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 và làm theo hướng dẫn theo lời chào trong Tổng đài.
Lưu ý:
– Khách hàng có thể dùng điện thoại cố định hoặc di động và không cần nhập mã vùng điện thoại khi gọi tới Tổng đài 1900 6557
– Thời gian làm việc của Tổng đài 1900 6557 bắt đầu từ 8h sáng đến 9h tối tất cả các ngày trong tuần.
LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG TỔNG ĐÀI TƯ VẤN THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ 1900 6557
– Được các chuyên viên tư vấn hoặc luật sư giải đáp các thắc mắc liên đến thỏa ước lao động tập thể nhanh thông qua việc trao đổi trực tiếp
– Không mất thời gian trực tiếp đến công ty tư vấn luật để được tư vấn, do đó, tiết kiệm được thời gian tối đa
– Thời gian hoạt động của Tổng đài gần như 24/7. Do đó, khách hàng có thể kết nối với chuyên viên tư vấn mọi lúc – mọi nơi chỉ thông qua 1 cuộc điện thoại;
Chúng tôi hy vọng việc triển khai kênh tư vấn thỏa ước lao động tập thể qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 sẽ hỗ trợ và giúp khách hàng giải đáp những thắc mắc của mình.
Khách hàng cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc về THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ MỚI NHẤT hãy nhấc máy và GỌI TỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6557 để được các chuyên viên tư vấn của chúng tôi tư vấn.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 1900 6557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Quy tắc viết hoa trong tiếng Việt?
Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư có hiệu lực từ ngày 05/3/2020, theo đó, nội dung các văn bản hành chính và bản sao văn bản áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước doanh nghiệp nhà nước sẽ phải viết hoa trong các trường hợp cụ...
Ai có quyền bắt người phạm tội quả tang?
Bắt người phạm tội quả tang là bắt người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất....
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo Bộ luật dân sự mới nhất
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người gây thiệt hại trong việc bồi thường cũng như bảo đảm quyền, lợi ích họp pháp của người bị thiệt hại và tăng cường tính khả thi của bản án, quyết định của cơ quan áp dụng pháp...
Người 15 tuổi điều khiển xe bị xử phạt bao nhiêu?
Em tôi bị cảnh sát giao thông phạt 1.000.000 đồng vì em tôi chưa đủ tuổi lái máy, cụ thể em tôi 15 tuổi, vậy cảnh sát giao thông xử phạt mức tiền đó có đúng không? theo quy định của pháp luật thì em tôi bị xử phạt như thế...
Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2024
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ pháp lý quan trong ghi nhận quyền sử dụng đất của một cá nhân, hộ gia đình, hoặc một tổ...
Xem thêm