Từ phức là gì? Từ phức có mấy loại? Ví dụ về từ phức
Từ trong tiếng Việt bao gồm từ đơn và từ phức. Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên, có sự kết hợp của nhiều tiếng tạo nên nghĩa chung. Việc ghép các từ giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa chính là việc tạo ra từ phức.
Từ phức đóng một vai trò rất quan trọng để tạo nên sự giàu đẹp của tiếng Việt. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ liên quan đến từ phức để giúp Quý vị hiểu hơn về loại từ này, giải đáp cho mình thắc mắc Từ phức là gì? Mời Quý vị theo dõi nội dung:
Khái niệm từ phức
Từ trong tiếng Việt bao gồm từ đơn và từ phức. Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên, có sự kết hợp của nhiều tiếng tạo nên nghĩa chung.
Việc ghép các từ giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa chính là việc tạo ra từ phức. Khi phân tách từ phức thành các tiếng riêng lẻ thì các tiếng này có thể không có nghĩa hoặc có nghĩa, hoặc nét nghĩa có thể thể hiện không đúng với nét nghĩa được hiểu trong từ ghép.
Ví dụ về từ phức
Từ phức có thể được tạo thành bởi hai hoặc hơn hai tiếng. Ví dụ về một số từ phức để Quý vị hiểu thêm về từ phức là gì?:
Đau buồn, hạnh phúc, vui vẻ, sướt mướt, rõ ràng, lấp lánh, mong manh, yếu ớt, mạnh mẽ, bình yên, cảm xúc, lắng đạng, sạch sành sanh, câu lạc bộ, môn thể thao, vô tuyến truyền hình, ghập ghềnh, khúc khuỷu, mấp mô, thông minh, siêng năng, quạt điều hòa, ấm đun nước, bánh mì, bún chả, cháo sườn, bánh cuốn,…
Cấu tạo của từ phức thế nào?
Có 2 cách chính để tạo từ phức:
– Cách 1: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là cách tạo ra từ mới có nghĩa, có hơn 1 âm tiết, được gọi là các từ ghép.
– Cách 2: Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là cách tạo ra từ mới có nghĩa, láy lại âm tiết, gọi là các từ láy.
Về nghĩa của các tiếng tạo thành từ phức, có các trường hợp như sau:
Thứ nhất: Mỗi tiếng tách riêng ra đều có nghĩa riêng.
– Ví dụ như từ: vui vẻ
+ Vui là từ đơn có nghĩa biểu thị trạng thái tinh thần của con người hoặc chủ thể có ý thức.
+ Vẻ cũng là từ đơn biểu thị hình dáng, bề ngoài, kiểu cách của con người hay con vật.
Thứ hai: Tiếng tách ra không có nghĩa rõ ràng.
– Ví dụ như từ : lay láy (Cả hai tiếng này đều không có nghĩa rõ ràng).
+ Mỗi tiếng tách ra, có tiếng có nghĩa rõ ràng, có tiếng không có nghĩa rõ ràng.
– Ví dụ như từ : xinh xắn
+ Xinh có nghĩa rõ ràng còn xắn không có nghĩa rõ ràng.
Như vậy, từ phức về cấu trúc do các tiếng kết hợp tạo thành nhưng về nghĩa thì không phụ thuộc vào bất cứ tiếng nào trong từ. Các từ phức ở những ví dụ trên đây đều có nghĩa và nghĩa của các từ thường khác với nghĩa của từng tiếng khi tách riêng ra. Khi dùng từ phức, người ta chú ý dùng theo nghĩa của cả từ chứ không dùng theo nghĩa của từng tiếng trong từ đó.
Các loại từ phức
Ngoài việc chia sẻ từ phức là gì? chúng tôi làm rõ thắc mắc Từ phức có mấy loại? cho Quý độc giả.
Căn cứ vào nghĩa và cấu trúc của từ, từ phức được chia thành từ ghép và từ láy. Trong đó:
Thứ nhất: Từ ghép
Từ ghép là từ được tạo thành bởi từ hai tiếng trở lên, các tiếng tạo nên từ ghép khi đọc đều có nghĩa. Có các loại từ ghép như sau:
– Từ ghép chính phụ: là từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho nhau, trong đó tiếng đứng trước gọi là tiếng chính, thể hiện ý chính; tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ, có vai trò bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Ví dụ: xanh thẳm, đỏ rực, hiền hòa, êm dịu…
– Từ ghép đẳng lập: là từ ghép có hai từ cấu tạo mang ý nghĩa và vị trí mang nhau, không phân biệt chính, phụ. Từ ghép đẳng lập có nghĩa rộng hơn so với từ ghép chính phụ. Ví dụ: bàn ghế, ông bà, yêu thương, tốt tươi, ẩm ướt, xinh đẹp, bạn hữu,…
– Từ ghép tổng hợp: là từ ghép có các từ tạo thành mang một nghĩa tổng quát hơn những từ cấu tạo nó, có thể thể hiện một địa danh, hành động cụ thể nào đó. Ví dụ: võ thuật, phương tiện, bánh trái,…
– Từ ghép phân loại: là từ ghép có các từ cấu tạo thành một nghĩa nhất định chỉ một dịa danh, sự vật, hành động cụ thể nào đó. Ví dụ: nước cam ép, bánh sinh nhật,…
Thứ hai: Từ láy
Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình. Ví dụ: ngào ngạt, thoang thoảng, lấp lánh, xanh xanh,…
Về cơ bản từ láy đươc chia thành 2 loại gồm từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
Từ láy toàn bộ: Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào. Đôi khi để nhấn mạnh một âm thanh hay hành động mà dấu câu có thể khác nhau như thăm thẳm, lanh lảnh…
Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Ví dụ như ngơ ngẫn, lác đác, dào dạt… Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.
Qua những chia sẻ trên đây của chúng tôi, Quý vị hẳn đã có những cho mình những thông tin tham khảo hữu ích về từ phức, hiểu thêm về một loại từ quan trọng của tiếng Việt và thêm yêu tiếng nói, chữ viết của dân tộc. Chúng tôi rất mong nhận được những chia sẻ, đóng góp liên quan đến nội dung bài viết từ phức là gì? từ Quý độc giả.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Đặt câu với thành ngữ Bốn biển một nhà
"Bốn biển một nhà" có nghĩa là toàn dân tộc, toàn nước trên trái đất đồng lòng thống nhất với nhau, đoàn kết với nhau, Không phân biệt làn da, giàu...
Tóm tắt văn bản đánh nhau với cối xay gió
Văn bản Đánh nhau với cối xay gió được trích trong tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê. Tóm tắt văn bản đánh nhau với cối xay...
Giáo trình luật dân sự Việt Nam
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Giáo trình luật dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội. Mời Quý vị theo...
Đặt câu với quan hệ từ hễ – thì
Đặt câu với quan hệ từ hễ - thì như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi giải đáp ở trong nội dung bài viết sau...
Xem thêm