Luật Hoàng Phi Giáo dục Từ đồng âm là gì? Ví dụ từ đồng âm
  • Thứ năm, 25/05/2023 |
  • Giáo dục |
  • 8913 Lượt xem

Từ đồng âm là gì? Ví dụ từ đồng âm

Tiếng Việt là thứ tiếng đẹp, giàu hình ảnh âm thanh và sức biểu đạt. Có thể thấy trong cuộc sống hoặc trong văn chương ta bắt gặp rất nhiều các từ đồng âm. Những từ có hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ.

Trong cuộc sống hoặc trong văn học đôi khi chúng ta bắt gặp những từ giống nhau nhưng lại mang nghĩa khác nhau. Đây là một loại từ phổ biến và được học khi ngồi trên ghế trung học cơ sở.

Vậy từ đồng âm là gì? Ví dụ từ đồng âm ra sao mời bạn đọc cùng chúng tôi đi tìm kiếm câu trả lời qua bài viết.

Từ đồng âm là gì?

Trước hết bài viết của chúng tôi xin đưa ra định nghĩa từ đồng âm là gì chuẩn theo sách giáo khoa Ngữ Văn 7 đưa ra. Theo đó từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì đến nhau.

Tiếng Việt là thứ tiếng đẹp, giàu hình ảnh âm thanh và sức biểu đạt. Có thể thấy trong cuộc sống hoặc trong văn chương ta bắt gặp rất nhiều các từ đồng âm. Những từ có hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ. Tức nhìn vào từ chưa chắc đã đoán được nghĩa mà cần đặt vào hoàn cảnh cụ thể để xác định mang nghĩa nào.

Công dụng của từ đồng âm

Trong văn học, đặc biệt là các hình thức văn học dân gian, từ đồng âm được sử dụng khá phổ biến. Điều này xuất phát từ công dụng của từ đồng âm.

Xuất phát từ khái niệm, từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Hán, tiếng Việt. Từ đống âm rất dễ bị nhầm với từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa cũng là từ có các nghĩa khác nhau (mặc dù là gần giống nhau).

Để hiểu hơn về từ đồng âm là gì, cũng như công dụng của từ đồng âm, mời bạn đọc theo dõi nội dung ví dụ từ đồng âm để có cách hiểu rõ ràng và chi tiết hơn.

Ví dụ từ đồng âm

Trong văn chương hay cuộc sống việc bắt gặp từ đồng âm là phổ biến. Luật Hoàng Phi xin đưa ra một số ví dụ từ đồng âm cụ thể để bạn đọc hình dung dễ hơn về vấn đề. Một số từ đồng âm phổ biến như:

+ Chân trời; chân của bạn Mai; chân bàn.

Cùng cách phát âm chân nhưng nghĩa mỗi từ chân qua ví dụ lại khác nhau. Chân trời là điểm cuối cuối cùng của bầu trời. Chân của bạn Mai là chân người, nâng đỡ cơ thể. Chân bàn là vật tiếp xúc với đất.

+ Lợi thì có lợi mà răng không còn.

Trong câu trên có 2 từ lợi nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Từ lợi thứ nhất mang nghĩa một bộ phận trên cơ thể người, có tác dụng bảo vệ và giúp cố định răng. Từ lợi thứ hai có nghĩa là lợi ích, một điều gì đó có lợi cho con người.

+ Mang cá về kho.

Kho ở đây có thể là mang cá về chế biến thành một món ăn. Hoặc cũng có thể hiểu mang cá về cất vào trong kho nhà để lưu trữ đồ ăn.

+ Đồng xu – Đồng nghĩa

Cùng cách phát âm nhưng đồng xu là loại tiền còn đồng nghĩa là những từ mang nghĩa giống nhau.

+ Đường cái – Lọ đường

Cách phát âm của từ đường giống nhau nhưng đường cái là nơi để đi lại còn lọ đường lại là gia vị đồ ăn

Phân loại từ đồng âm

Tùy thuộc vào ngữ cảnh cũng như cách sử dụng trong câu mà từ đồng âm có thể chia thành các loại chính sau:

– Đồng âm từ vựng là những từ đồng âm giống nhau về cách đọc, phát âm và thuộc 1 loại từ nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Ví dụ:

+ Má tôi đi chợ mua cả rổ rau má.

Má tôi là chỉ mẹ còn rau má tên một loài rau. Hai từ “má” này giống nhau về âm thanh, cùng là danh từ nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau và không liên quan gì tới nhau.

– Đồng âm từ và tiếng là các từ giống nhau về âm thanh nhưng từ loại của chúng khác nhau. Có thể là động từ hoặc tính từ, loại còn lại là danh từ. Ví dụ:

+ Lợi thì có lợi mà răng không còn.

Trong câu trên có 2 từ lợi nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Từ lợi thứ nhất mang nghĩa một bộ phận trên cơ thể người, có tác dụng bảo vệ và giúp cố định răng. Từ lợi thứ hai có nghĩa là lợi ích, một điều gì đó có lợi cho con người.

+ Cô ấy thổi sáo rất hay và Hôm nay Minh bắt được con chim sáo.

Sáo ở câu thứ nhất là động từ còn sáo ở câu thứ 2 là tên của loài chim.

Cách sử dụng từ đồng âm

Do bản chất của từ đồng âm là những từ có cách pháp âm giống nhau nhưng ngữ nghĩa khác hoàn toàn nhau nên trong giao tiếp, trò chuyện người nghe, người đọc cần phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ mà người nói, người viết dẫn đến hiểu lầm. Nên suy luận và phân tích từ đồng âm và xét nhiều ngữ cảnh khác nhau để đưa ra kết luận và hiểu rõ được ý nghĩa của nhiều từ đồng âm đó.

Tránh sử dụng những từ có nghĩa nước đôi, nghĩa đồng âm để giao tiếp với người lớn tuổi, người lạ.

Khi sử dụng từ đồng âm thêm các thành phần phụ phía sau để giải thích giúp người đọc, người nghe hiểu rõ ý nghĩa của câu đó.

Có thể sử dụng các dấu câu trong tiếng Việt để phân biệt các từ đồng âm hay ngắt dòng, xuống dòng 2 từ đồng âm trong 1 câu đơn hay câu ghép.

Bên cạnh đó từ đồng âm thường được sử dụng trong cách chơi chữ, tục ngữ, thành ngữ mà ít sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp. Nó thường dùng từ với nghĩa nước đôi.

Từ đồng nghĩa là gì?

Từ đồng nghĩa là những từ ngữ có nét nghĩa giống nhau một phần hoặc hoàn toàn nhưng về mặt hình thức ngữ âm thì lại không giống nhau. Các từ này có thể khác nhau về phong cách hay sắc thái ngữ nghĩa nào đó hoặc là cả hai.

Cách phân biệt từ đồng âm và từ đồng nghĩa

Từ đồng âmTừ đồng nghĩa
Giống nhau về từ nhưng ý nghĩa khác nhau.Có liên quan về nghĩa nhưng từ có thể khác nhau.
Không thể thay thế vì mỗi từ đồng âm có nghĩa cụ thểCó thể thay thế các từ với nhau mà nghĩa của câu không thay đổi.

Bài tập về từ đồng âm

Bài 1: Tìm các từ đồng âm với những từ sau: bàn bạc, chân chất, đá cầu, cầu thủ.

Gợi ý đáp án:

Từ đồng âm với các từ đó là: bàn bạc – bàn tiệc; chân chất – chân bàn; đá cầu – cầu nguyện; cầu thủ – giò thủ.

Bài 2:  Tìm từ đồng âm và phân biệt nghĩa của từ đồng âm trong đoạn thơ sau:

Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi (*)chăng

Thầy bói gieo quẻ nói rằng

Lợi(*) thì có lợi(**) nhưng răng chẳng còn

Gợi ý: 

Trong đoạn thơ trên thì từ đồng âm đó chính là từ “lợi”. Người ta sử dụng từ đồng âm này để chơi chữ trong thơ văn. Cụ thể, từ lợi (*) và lợi (**) có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Bởi từ lợi (*) là muốn nói tới lợi ích, còn lợi (**) là dùng để chỉ bộ phận của miệng bao quanh chân răng.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Từ đồng âm là gì? Ví dụ từ đồng âm. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
4/5 - (215 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?

Áo dài được xem là một biểu tượng cho trang phục truyền thống của Việt Nam vì trong tà áo dài, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam được tôn vinh với vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại và thanh thoát...

Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?

Trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa, chiếc áo dài có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ giúp phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo mà còn toát lên vẻ đẹp thanh tú và tinh tế của người con gái Việt...

Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?

Chiếc áo dài tân thời vừa giữ được phong cách dịu hiền, kín đáo cùa áo dài cổ truyền vừa mang phong cách hiện đại phương Tây, áo dài tân thời là chiếc áo dài cô truyền được cải tiến chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía...

Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm sát chí tuyến bắc, giáp Trung Quốc. Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc...

Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây thế nào? Trai mà chi, gái mà chi

Câu nói "Trai mà chi, gái mà chi sinh con có nghĩa có nghì là hơn" là một câu thành ngữ phổ biến trong tiếng Việt. Nó thường được sử dụng để chỉ ra rằng khi sinh con thì cả trai và gái đều quan trọng và mỗi người đều có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi