Truyền thống là gì?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 12063 Lượt xem
4.9/5 - (12 bình chọn)

Khi nhắc đến đất nước chúng ta thường nói đến lịch sử 4000 năm truyền thống dựng nước và giữ nước của Việt Nam. Chắc hẳn ai cũng từng nghe về truyền thống dân tộc, nhưng để hiểu về truyền thống là gì chắc chưa nhiều người nắm được. Chúng tôi xin giải đáp qua nội dung bài viết sau đến độc giả.

Truyền thống là gì?

Truyền thống là một khái niệm tương đối trừu tượng và để định nghĩa chính xác về truyền thống là gì cũng không dễ. Để hiểu rõ về truyền thống thì chúng ta cần cắt nghĩa dựa trên nhiều phương diện, nhiều nguồn thông tin. Theo cách hiểu trong Từ điển Hán Việt, truyền thống là truyền từ đời nọ đến đời kia, từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Theo Từ điển Trung Quốc, truyền thống được định nghĩa là sức mạnh của tập quán xã hội, lưu truyền từ lịch sử và vẫn có giá trị cho đến tận ngày nay.

Tựu chung lại, có thể hiểu truyền thống là những đức tính, tập quán, tư tưởng và lối sống được hình thành trong đời sống và được xã hội công nhận, nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có tác dụng to lớn đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Là tài sản tinh hoa của thế hệ trước chuyển giao cho thế hệ sau.

Truyền thống thể hiện ở nhiều lĩnh vực như tư tưởng, văn hóa, chính trị – xã hội. Truyền thống có tác động đến hành vi của con người, theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Tính kế thừa của lịch sử là biểu hiện đặc trưng của truyền thống. Thế hệ sau có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống do ông cha để lại. Truyền thống là các chuỗi thành tựu mà con người ghi nhận được cùng với thời gian, cùng với cuộc sống của mình. Truyền thống tự nhiên xuất hiện.

Sự hình thành và phát triển truyền thống

Truyền thống được tồn tại và phát triển nhờ vào hoạt động sáng tạo của con người, của tập thể, của cộng đồng dân tộc. Bản chất của truyền thống là sự lặp đi, lặp lại có tuyển chọn, là sự tích lũy truyền bá, sự kế thừa và sáng tạo những kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ nối tiếp nhau.

Ông cha ta đời này qua đời khác đã coi trọng việc xây dựng những truyền thống tốt đẹp và chuyển giao nó cho các thế hệ con cháu mai sau. Do vậy, việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ là một vấn đề mà xã hội và các nhà giáo dục cần quan tâm.

Truyền thống là sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau không ngừng duy trì phát triển, gìn giữ và vươn lên để tiếp nối, làm rạng rỡ truyền thống đó. Việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc là việc làm quan trọng và  thế hiện lòng biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì được hưởng.

Ý nghĩa của truyền thống

Một đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thu không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai. Do đó truyền thống có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng trong đời sống nhân dân và đất nước.

Truyền thống luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển trong con người, nó theo chiều hướng của tương lai. Mỗi người đều mang trong mình những giá trị truyền thống ở các mức  độ khác nhau.

Truyền thống là do con người xây dựng và phát triển, nó  là một mặt không thể thiếu được của nền văn minh. Truyền thống được coi là thứ keo kết dính các thành viên với nhau làm cho tập thể trở thành một chỉnh thể đoàn kết và thống nhất. Vì vậy mà truyền thống có sức mạnh to lớn trong đời sống xã hội.

Nói đến truyền thống không thể không nhắc đến bộ phận quan trọng của nó là phong tục, tức là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đa số nhân dân thừa nhận và làm theo. Tuy nhiên không phải tất cả các phong tục truyền thống đều cần phải giữ gìn và phát huy. Chúng ta cần phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, đất nước. Tuy nhiên đối với truyền thống những đã lạc hậu, không còn phù hợp thì cần loại bỏ để tiếp thu những cái mới góp phần làm phong phú hơn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, đất nước.

Truyền thống có vai trò quan trọng, nhưng không nên cường điệu những truyền thống đặc biệt của mình. Cái mà ta cần tìm là con đường nào dẫn một dân tộc ra khỏi quá khứ và đến tương lai một cách thuận lợi và ngắn nhất chứ không phải là những giá trị của quá khứ.

Trên đây là nội dung giải đáp về vấn đề truyền thống là gì chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc. trong giai đoạn phát triển đổi mới và hội nhập không ngừng hiện nay thì việc gìn giữ các truyền thống tốt đẹp là hết sức cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên cần gìn giữ phát huy chọn lọc với những truyền thống tốt của dân tộc.

4.9/5 - (12 bình chọn)