Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 3359 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Câu hỏi:

Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?

A.Gỗ.

B.Nước khoáng.

C.Sodium chioride.

D.Nước biển.

Đáp án đúng C.

Trường hợp sau đây là chất tinh khiết là Sodium chioride, chất tinh khiết hoặc chất hóa học là vật liệu có thành phần không đổi và chúng có các đặc tính nhất quán trong toàn bộ mẫu.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C

– Chất tinh khiết hoặc chất hóa học là vật liệu có thành phần không đổi (đồng nhất) và chúng có các đặc tính nhất quán trong toàn bộ mẫu.

Chúng tham gia phản ứng hóa học để tạo thành các sản phẩm có thể đoán trước được.

– Trong hóa học, một chất tinh khiết bao gồm một loại nguyên tử, phân tử hoặc hợp chất.

– Một số tính chất của chất tinh khiết

+ Chất tinh khiết có thành phần hóa học đồng nhất, ở quy mô nano, điều này chỉ áp dụng cho một chất được tạo thành từ một loại nguyên tử, phân tử hoặc hợp chất.

+ Chúng là bất kỳ hỗn hợp đồng nhất nào, vật chất xuất hiện đồng nhất về hình dáng và thành phần, bất kể kích thước mẫu nhỏ đến đâu.

– Ví dụ về chất tinh khiết

+ Một số chất tinh khiết phổ biến hiện nay gồm có: Thiếc, lưu huỳnh, kim cương, nước, đường tinh khiết (sacaroza), muối ăn (natri clorua), muối nở (natri bicacbonat).

+ Thiếc, lưu huỳnh và kim cương là nguyên tố hóa học.

+ Đường, muối và muối nở là những chất tinh khiết là hợp chất.

+ Chất tinh khiết là tinh thể gồm: Muối, kim cương, tinh thể protein, tinh thể đồng sunfat.
+ Hỗn hợp đồng nhất có thể được coi là ví dụ của các chất tinh khiết như: dầu thực vật, mật ong và không khí.

– Cách xác định chất tinh khiết đơn giản

Để xác định một chất tinh khiết, thường dựa vào điểm sôi, điểm nóng chảy, độ dẫn điện, áp suất hơi và phản ứng hóa học. Cụ thể như sau: 

+ Điểm sôi, điểm nóng chảy của các chất tinh khiết đều cụ thể.

+ Về độ dẫn điện: Đồng nguyên chất được dùng trong hệ thống dây điện, còn nước tinh khiết lại dẫn điện kém do thiếu chất điện giải hỗ trợ cho việc dẫn điện.

– Một số phương pháp tách chất dựa vào tính chất vật lý

Dựa vào tính chất vật lý, hiện nay ta có thể tách chất một cách dễ dàng. Sau đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo: 

+ Phương pháp lọc (Dùng phễu lọc): Để tách rời các chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp. 

+ Phương pháp chưng cất: Để giúp tách các chất lỏng hòa tan với nhau ra khỏi hỗn hợp (nhiệt độ sôi của các chất lỏng khác nhau). 

+ Phương pháp chiết (Dùng phễu chiết): Để tách các chất lỏng không hòa tan với nhau ra khỏi hỗn hợp (như dầu ăn với nước). 

+ Phương pháp cô cạn: Để tách các chất rắn tan được ra khỏi hỗn hợp (như muối trong hỗn hợp nước muối). 

Ngoài ra, hiện nay cũng có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp hóa học.

5/5 - (6 bình chọn)