Trung gian tài chính là gì? Ví dụ về trung gian tài chính?

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 4566 Lượt xem
4.7/5 - (6 bình chọn)

Các trung gian tài chính huy động vốn đầu tư trong nước bằng cách huy động nguồn vốn từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và hộ gia đình thông qua phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gởi, hợp đồng bảo hiểm với nhiều kỳ hạn khác nhau. Vậy trung gian tài là gì? Ví dụ về trung gian tài chính?

Khái niệm trung gian tài chính

Trung gian tài chính là những tổ chức thực hiện huy động vốn nhàn rỗi của những chủ thể tiết kiệm và sau đó cung cấp vốn cho những chủ thể có nhu cầu về vốn.

Trung gian tài chính được chia thành:

Thứ nhất: Căn cứ theo đặc điểm hoạt động:

+ Ngân hàng thương mại

+ Các loại quỹ tiết kiệm

+ Các quỹ tín dụng

+ Các công ty bảo hiểm

+ Các công ty tài chính

+ Các loại quỹ hỗ tương

Thứ hai: Căn cứ vào mức độ thực hiện chức năng trung gian:

Các định chế nhận tiền gởi: Trung gian tài chính bao gồm:

+ Các ngân hàng thương mại

+ Các tổ chức tiết kiệm

+ Các hiệp hội cho vay và tiết kiệm

+ Các ngân hàng tiết kiệm hỗ tương

Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng: Trung gian tài chính bao gồm:

+ Các công ty bảo hiểm nhân thọ

+ Các công ty bảo hiểm tai nạn và tài sản

+ Các quỹ hưu trí

Các định chế trung gian đầu tư

+ Các loại quỹ đầu tư

+ Các quỹ hỗ tương thị trường tiền tệ

 + Các công ty tài chính

Đặc điểm trung gian tài chính

– Các trung gian tài chính là cơ sở kinh doanh tiền tệ và giấy tờ có giá với mục đích sinh lời.

– Quá trình cung cấp vốn cho các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế bao gồm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Phát hành các loại tài sản tài chính Các trung gian tài chính phát hành các loại tài sản tài chính như trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gởi… để thu hút tiền từ các chủ thể có nguồn vốn nhàn rỗi.

+  Giai đoạn 2: Mua lại các loại tài sản tài chính Các trung gian tài chính tiến hành mua lại các loại tài sản tài chính do những chủ thể cần vốn phát hành như thương phiếu, trái phiếu, các hợp đồng vay nợ, hợp đồng bảo hiểm.

– Các trung gian tài chính đóng vai trò là những trung gian về:

– Trung gian huy động vốn và cho vay vốn:

Các trung gian tài chính phát hành các tài sản tài chính để thu hút tiền tiết kiệm của những chủ thể trong nền kinh tế. Sau đó, các trung gian tài chính sẽ cho vay ra nền kinh tế bằng cách mua lại các tài sản tài chính do những chủ thể cần vốn trong nền kinh tế phát hành.

– Trung gian thanh khoản

Các chủ thể trong nền kinh tế có nhu cầu chuyển đổi các tài sản tài chính thành tiền mặt, các chủ thể này có thể đến các trung gian tài chính chuyển đổi thành tiền.

– Trung gian thông tin

Các trung gian tài chính cung cấp thông tin tài chính đến các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời các trung gian tài chính cũng đưa ra những bảng phân tích, nhận định, dự đoán về các vấn đề, xu hướng của nền kinh tế, từ đó, các trung gian tài chính tư vấn cho các chủ thể trong nền kinh tế đầu tư vốn của mình như thế nào là hiệu quả nhất.

Ví dụ về trung gian tài chính

Để mở rộng khuôn khổ hoạt động của mình thông qua việc tăng vốn chủ sở hữu, các công ty chào bán cổ phiếu và những cá nhân muốn đầu tư tiền tiết kiệm của mình theo cách sinh lợi sẽ quan tâm đến cổ phiếu này. Người mua tiềm năng có thể mua cổ phiếu thông qua một ngân hàng cung cấp giao dịch cổ phiếu trực tiếp. Một giải pháp thay thế là đầu tư vào bảo hiểm được liên kết với quỹ. Bằng cách này, các trung gian tài chính kết nối nhà cung cấp và người mua.

Trong khuôn khổ các dịch vụ, chẳng hạn như quản lý tài sản do các công ty quản lý tài sản cung cấp, một trung gian tài chính có các nhiệm vụ do nhà lập pháp quy định. Điều này, trong số những điều khác, bao gồm nghĩa vụ báo cáo đối với các hợp đồng phái sinh theo EMIR.

Trên đây là nội dung bài viết trung gian tài là gì? Ví dụ về trung gian tài chính? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

4.7/5 - (6 bình chọn)