Trạng thái tâm lý là gì?

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 8627 Lượt xem
5/5 - (7 bình chọn)

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới Quý độc giả các nội dung liên quan đến trạng thái tâm lý, giúp Quý vị giải đáp thắc mắc Trạng thái tâm lý là gì? Mời Quý vị theo dõi nội dung bài viết để có thêm cho mình thông tin hữu ích.

Hiện tượng tâm lý là gì?

Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc: trạng thái tâm lý là gì? Chúng tôi chia sẻ về khái niệm hiện tượng tâm lý.

Hiện tượng tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan bên ngoài vào não của chúng ta, sau đố não sẽ chuyển những thứ mà bạn nhận được từ bên ngoài thành những biểu tượng tâm lý khác nhau. Nó không dừng lại ở đó mà hiện tượng tâm lý này sẽ nhờ vào các giác quan của con người để làm cho quá trình này sống động hơn và giúp cho con người có những nhận thức về thế giới quan thêm sinh động và đột phá.

Khái niệm trạng thái tâm lý? Ví dụ về trạng thái tâm lý

Thế giới nội tâm của con người vô cùng phong phú. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, học tập, các nhà tâm lý học thường chia các hiện tượng tâm lý ở con người ra làm ba loại, hay ba phạm trù chính. Đó là các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý.

– Các quá trình tâm lý: là những hiện tượng tâm lý  diễn ra trong  một  khoảng thời gian ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết  thúc  tương đối rõ ràng. Các  quá trình đều có sản phẩm của mình. Đó  có  thể  là các  biểu tượng của nhận  thức  cảm  tính, là khái niệm, nhận định của tư duy, là rung cảm của cảm xúc…

– Các trạng thái tâm lý: là những hiện tượng tâm lý luôn luôn đi kèm theo các quá trình tâm lý và giữ vai trò như một cái “phông”, cái nền cho các quá trình tâm lý đó. Trạng thái tâm lý không phải là một hiện tượng tâm lý độc lập, nó xuất hiện và tồn tại theo các quá trình tâm lý. Có những trạng thái tâm lý đi kèm theo quá trình nhận thức (như trạng thái chú ý), có trạng thái tâm lý đi kèm theo quá trình cảm xúc (như những tâm trạng, trạng thái căng thẳng ,stress…), có trạng thái đi kèm theo quá trình ý chí (như trạng thái do dự, quả quyết…). Trạng thái tâm lý có ảnh hưởng đến các quá trình tâm lý mà nó kèm theo, đồng thời trạng thái tâm lý lại chịu ảnh hưởng của các hoạt động tâm lý khác. Trạng thái tâm lý luôn luôn được diễn lại thì lâu ngày sẽ trở thành nét tâm lý điển hình của cá nhân.

– Các thuộc tính tâm lý: là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định,  hình  thành chậm song cũng khó mất đi,  tạo  thành  những  nét  riêng  của  nhân  cách.

Thuộc tính tâm lý chính là sự khái quát phối hợp giữa một số  quá  trình tâm lý với trạng thái tâm lý. Nét nhân cách có thể  được  xem xét  một  cách riêng biệt, ví  dụ, tính cẩn thận, song chúng cũng có thể kết hợp tạo  thành  nhóm.  Ví  dụ  như  xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất.

Như vậy, trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong khoảng thời gian dài, mở đầu và kết thúc không rõ ràng và luôn đi kèm theo, làm nền cho các quá trí tâm lý.

10 trạng thái tâm lý

Có những trạng thái tâm lý chúng ta từng trải qua nhưng lại không gọi tên được chúng. Sau đây là 10 trạng thái tâm lý như vậy:

1/ Dysphoria

Thường được dùng để diễn tả sự trầm cảm trong các rối loạn tâm lý, dysphoria là trạng thái nói chung của sự buồn bã bao gồm sự bồn chồn, thiếu sức sống, lo âu và một sự khó chịu rất mơ hồ. Nó là trạng thái đối lập với trạng thái hưng phấn, và khác với trạng thái buồn bã thông thường ở chỗ nó thường đi kèm với sự hoảng hốt, hay giật mình và cả sự giận dữ.

2/ Enthrallment

Không giống như các nhóm nhỏ khác của niềm vui là sự vui tươi, sự hăng hái hay sự nhẹ nhõm, enthrallment là trạng thái sung sướng mãnh liệt. Nó không liên quan gì đến tình yêu hay dục vọng.

3/ Normopathy

Nhà lý luận tâm thần Christopher Bollas đã nghĩ ra khái niệm normopathy để miêu tả những người quá chú trọng vào chuyện hòa nhập và tuân thủ các chuẩn mực xã hội đến mức có thể coi là một dạng “cuồng”. Một người bị “normotic” luôn gắn bó với việc không có cá tính, và chỉ làm chính xác những gì mà xã hội mong đợi ở mình. 

4/ Abjection (Sự kinh tởm)

Có nhiều cách để định nghĩa abjection, nhưng triết gia người Pháp Julia Kristeva đã viết một cuốn sách về ý nghĩa của việc trải nghiệm abjection. Trong đó, bà cho rằng mỗi người đều đã có thời kì trải nghiệm điều này khi còn rất nhỏ, khi ta nhận thấy cơ thể mình tách rời khỏi cơ thể người mẹ – cảm giác về sự chia cắt này gây nên cảm xúc sợ hãi cực độ mà ta mang theo suốt cuộc đời.

Trạng thái abjection được tái kích hoạt khi ta trải qua những sự kiện khiến ta phải đặt câu hỏi về những giới hạn cảm giác của bản thân. Thường thì abjection là những gì bạn cảm thấy khi phải chứng kiến hay trải nghiệm một thứ khủng khiếp đến mức buồn nôn.

5/ Sublimation (Sự thăng hoa)

Sigmund Freud cho rằng cảm xúc của con người giống như động cơ chạy bằng hơi nước, và ham muốn tình dục chính là hơi nước. Nếu bạn khóa một van hơi lại, áp suất sẽ khiến nó ra ngoài bằng một van khác. Sublimation chính là quá trình chuyển hướng ham muốn của bạn từ được quan hệ tình dục sang làm một thứ gì đó có ích hơn cho xã hội.

Sau đó, các nhà tâm lý học khác đã hoàn thiện khái niệm sublimation. Theo nhà lý luận Jacques Lacan, sublimation không nhất thiết phải là chuyển ham muốn tình dục sang hoạt động khác như xây nhà. Nó có thể chỉ là chuyển ham muốn ấy từ đối tượng này sang đối tượng khác mà thôi – chẳng hạn chuyển tình cảm của bạn từ dành cho bạn trai sang dành cho anh hàng xóm chẳng hạn.

6/ Repetition (Sự thôi thúc lặp đi lặp lại)

Repetition compulsion là một thứ bạn trải qua một cách khá thường xuyên. Nó là sự thúc giục bạn phải làm đi làm lại một việc gì đó. Có thể bạn cảm thấy bị thôi thúc lần nào cũng phải gọi cùng một món ở nhà hàng yêu thích, hay ngày nào cũng phải đi cùng một con đường về nhà, bất chấp việc còn nhiều món khác ngon hơn cũng như có những con đường khác dễ đi hơn.

7/ Repressive desublimation (Sự phản thăng hoa bị kìm nén)

Nhà lý luận chính trị Herbert Marcuse là một fan lớn của Freud. Ông sống trong những năm 60 đầy biến động. Ông muốn giải thích cách mà người ta có thể vượt qua các thời kì giải phóng xã hội, như các cuộc cách mạng văn hóa vào khoảng giữa thế kỉ 20, nhưng vẫn tuân theo sự quản lý nghiêm ngặt của chính phủ và các tập đoàn lớn (đối với các nước tư bản chủ nghĩa).

Làm thế nào mà nước Mỹ có thể trải qua từng ấy cuộc biểu tình vào những năm 1960 nhưng không dẫn đến lật đổ chính quyền? Ông cho rằng câu trả lời nằm ở một trạng thái cảm xúc đặc biệt tên là “repressive desublimation”. Hãy nhớ lại lý thuyết của Freud về trạng thái “sublimation” (thăng hoa) là việc chuyển hướng năng lượng tình dục sang các hoạt động phi tình dục.

Nhưng Marcuse lại sống vào thời mà người ta chuyển thẳng năng lượng tình dục sang tình dục – chẳng có gì lạ, đó chính là thời đại cách mạng tình dục nổ ra mạnh mẽ, khi mà tình dục tự do thống trị. Đó là khi họ ở trạng thái “desublime” (phản thăng hoa?). Nhưng đồng thời họ vẫn phải kìm nén lại những năng lượng ấy dưới sự chỉ trích khi làm việc trong các doanh nghiệp, quân đội và chính phủ.

8/ Aporia

Bạn đã từng trải qua cảm giác trống rỗng đến cùng cực khi nhận ra điều mình luôn tin tưởng là đúng thực ra lại là sai? Và rồi còn kì cục hơn khi bạn nhận ra, điều bạn tin ấy có thể đúng hoặc có thể sai – nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ biết được? Đó chính là aporia.

Đây là một từ từ tiếng Hy Lạp cổ, nhưng nó cũng rất được các nhà lý luận theo chủ nghĩa hậu cấu trúc như Jacques Derrida và Gayatri Spivak yêu thích. Lý do mà các nhà lý luận ưa dùng từ aporia là bởi nó diễn tả chính xác cảm xúc của con người trong thời đại bão hòa thông tin như hiện nay, khi mà bạn có thể đọc hàng tá những thông tin đối nhau chan chát nhưng đều có vẻ đáng tin như nhau.

9/ Compersion

Từ compersion được những người trong cộng đồng mạng chuyên ủng hộ những mối quan hệ mở (một người có thể công khai có nhiều hơn một mối quan hệ yêu đương) truyền bá rộng rãi. Nó nhằm ám chỉ cảm giác đối lập với cảm giác ghen tuông khi đối tác của bạn hẹn hò với một người khác.

10/ Group feelings (cảm xúc nhóm)

Một số nhà tâm lý học cho rằng có một số cảm xúc chỉ có thể nảy sinh khi ta là thành viên của một nhóm – chúng được gọi là cảm xúc liên nhóm hoặc nội nhóm. Thường thì bạn sẽ nhận ra khi chúng mâu thuẫn với cảm xúc cá nhân của bạn. Cảm xúc nhóm chỉ có thể sản sinh ra trong một nhóm người chứ không thể có được từ riêng một cá nhân nào, nhưng không có nghĩa là nó không mạnh mẽ bằng cảm xúc phát sinh từ chính bản thân họ.

Mong rằng bài viết trạng thái tâm lý là gì? trên đây đã giúp Quý độc giả hiểu hơn về trạng thái tâm lý. Bài viết rất mong nhận được thông tin phản hồi, đóng góp từ Quý độc giả.

5/5 - (7 bình chọn)