Trang chủ Giáo dục Trạng ngữ là gì? Ví dụ về trạng ngữ
  • Thứ năm, 25/05/2023 |
  • Giáo dục |
  • 24975 Lượt xem

Trạng ngữ là gì? Ví dụ về trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính và là bộ phận của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân,… của sự việc nêu trong câu.

Các thành phần phụ của câu cũng có vai trò vô cùng quan trọng giúp cho ý nghĩa chính của câu được nổi bật. Trạng ngữ cũng là một thành phần phụ của câu bổ nghĩa cho cả cụm chủ ngữ vị ngữ trung tâm.

Vậy trạng ngữ là gì? Có mấy loại trạng ngữ trong câu? Cách xác định trạng ngữ cho câu, thêm trạng ngữ cho câu.

Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính và là bộ phận của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân,… của sự việc nêu trong câu.

+Trạng ngữ là bộ phận trả lời cho các câu hỏi: Khi nào?, Ở đâu ?, Vì sao ?

+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Khi nào? là trạng ngữ chỉ thời gian.

+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ở đâu? là trạng ngữ chỉ nơi chốn.

+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Vì sao? là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Các loại trạng ngữ

– Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu xác định nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu?

Ví dụ: Trên cây, mấy chú chim /đang bắt sâu – Trạng ngữ là “Trên cây”

– Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? …

Ví dụ: + Mùa xuân, chúng em /trồng cây – Trạng ngữ là “Mùa xuân”

+ Cuối năm học, chúng em/ tổ chức liên hoan – Trạng ngữ là “Cuối năm học”

+ Sáu giờ rưỡi, em và bạn/ đến trường – Trạng ngữ là “Sáu giờ rưỡi”

– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu xác định nguyên nhân của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao? Nhờ đâu ? Tại sao?

Ví dụ: + Vì mưa, nhà em/ không phơi được quần áo – Trạng ngữ là “Vì mưa”

+ Nhờ chăm học, Tuấn /đạt học sinh xuất sắc- Trạng ngữ là “Nhờ chăm học”

+ Tại nó, tôi/ bị mắng oan – Trạng ngữ là “Tại nó”

– Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu xác định mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu.Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì? …

Ví dụ: Để đạt học sinh xuất sắc, Bạn Hà/ cố gắng học tập – Trạng ngữ là “Để đạt học sinh xuất sắc”

– Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu xác định phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì? Với cái gì?

Ví dụ: Bằng một giọng chân tình, cô giáo/ khuyên chúng em cố gắng học tập – Trạng ngữ là “Bằng một giọng chân tình”.

Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ

– Về số lượng: một câu có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ;

– Về vị trí:

+ Trạng ngữ có thể đứng đầu câu.

+ Trạng ngữ có thể đứng giữa câu.Ví dụ: con chim sâu, bằng chiếc mỏ nhanh nhậy, bắt sâu cho cây.

+ Trạng ngữ có thể đứng cuối câu.Ví dụ: Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.

– Về hình thức: trạng ngữ thường ngăn cách với thành phần chính bởi dấu phẩy.

– Về ý nghĩa: trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích.

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập về trạng ngữ

Để khắc sâu hơn kiến thức về trạng ngữ, các bạn học sinh có thể trả lời những câu hỏi dưới đây dựa trên những nội dung chúng tôi đã cung cấp

Câu 1: Tìm ra câu trả lời đúng về trạng ngữ không được dùng để làm gì? 

A. Cho biết nguyên nhân và mục đích của hành động được miêu tả trong câu.

B. Cho biết các hành động được miêu tả trong văn bản diễn ra khi nào và ở đâu.

C. Cho biết phương tiện và cách thức của hành động được nhắc đến trong câu.

D. Cho biết đối tượng thực hiện hành động được miêu tả trong câu.

Câu 2: Việc chia tách trạng ngữ thành câu riêng, mục đích của người nói, người viết là gì? 

A. Rút gọn câu.

B. Để nhấn mạnh, chuyển ý, thay đổi hoặc thể hiện những cảm xúc cụ thể được biểu hiện trong câu.

C. Làm cho kết cấu câu được chặt chẽ hơn.

D. Làm cho nội dung của câu trở nên dễ hiểu hơn.

Câu 3 : Bộ phận trạng ngữ ở câu nào sau đây không thể tách thành câu riêng biệt?

A. Mai và Linh đã là bạn rất thân từ khi còn học mẫu giáo.

B. Mỗi người đều cần phải học tập chăm chỉ để có kiến ​​thức phong phú và xây dựng sự nghiệp ổn định.

C. Từ cách nói của anh ấy, chúng ta có thể thấy rằng có điều gì đó không ổn trong tâm trạng anh ấy

D. Mặt trời đã khuất sau rặng núi

Bài tập về trạng ngữ

Bài 1: Tìm trạng ngữ trong các câu sau

a) Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.

b) Trong vườn, muôn hoa đua nở.

c) Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau.

Các trạng ngữ trong các câu trên là:

a) Trạng ngữ là “Ngày xưa” chỉ thời gian.

b) Trạng ngữ là “Trong vườn” chỉ nơi chốn.

c) Trạng ngữ là “Một ngày đầu năm” chỉ thời gian.

Bài 2: Tìm các trạng ngữ trong câu, trang ngữ đó trả lời cho câu hỏi nào?

a) Trên cành cây, chim đậu trắng xóa.

b) Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười nói.

c) Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.

Các trạng ngữ trong những câu trên là:

a) Trạng ngữ là “Trên những cành cây” – trả lời cho câu hỏi: “Chim đậu trắng xóa ở đâu?”

b) Trạng ngữ là: “Trên vòm lá” – trả lời cho câu hỏi: “Gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười nói ở đâu?”

c) Trạng ngữ là: “Giữa cánh đồng” – trả lời cho câu hỏi: “Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở đâu?”

Bài 3: Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu trong đó có sử dụng một số câu có thành phần trạng ngữ

Bài làm:

Năm ngoái, nhà em có nuôi một con gà trống. Đến nay, chú gà trống của em ra dáng một chú gà trống choai. Nhìn bề ngoài của chúng với dáng vẻ mập mạp, rắn rỏi, bộ long nhiều màu sắc đầy sức hấp dẫn. Chú gà trống tinh nghịch của em luôn làm ra vẻ mình là người khỏe nhất. Để tìm giun và các loại côn trùng, chú dùng cái mỏ sắc nhọn, đôi mắt như hai hòn ngọc đưa đi đưa lại, long lanh đến khôn ngờ. Sáng sớm, chú bay lên ngọn cây, võ cánh gáy đánh thức mọi người dậy rồi nhảy xuống đất kiếm thức ăn. Cả nhà em ai cũng quý chú. Em luôn chăm sóc chú thật tốt để chú mau lớn.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến trạng ngữ là gì? có mấy loại trạng ngữ trong câu? Cách xác định trạng ngữ cho câu, thêm trạng ngữ cho câu. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết:
4.2/5 - (253 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở?

Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lí, nhịp độ tăng trưởng cao thể hiện tốc độ phát triển của nền kinh tế, cơ cấu kinh tế hợp lí thể hiện việc phân bố lao động phù hợp và khai thác tốt tài nguyên thiên...

Quá trình đô thị ở nước ta hiện nay

Quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay phát triển chủ yếu là do quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh, đô thị hóa ở nước ta chủ yếu gắn với quá trình công nghiệp hóa, các đô thị có hoạt động kinh tế gắn với công nghiệp - dịch...

Học trường tư có chuyển về trường công được không?

Trường công là trường học được xây dựng và thành lập dựa vào những dự án đầu tư kinh tế của Nhà nước, Trung ương hoặc cấp Địa phương, hoạt động của trường công được duy trì và phát triển nhờ vào nguồn kinh phí công của nhà...

Thiên nhiên là gì? Vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người

Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng năng lượng vật chất, thông tin tự nhiên, tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người có giá trị, tự thân con người có thể sử dụng được trong hiện tại và tương lai để phục vụ cho sự phát triển của xã...

Vào lớp 10 nên chọn khối nào?

Việc lựa chọn khối thi ngay khi vào lớp 10 giúp học sinh hiểu hơn năng lực của bản thân, nhằm đưa ra định hướng phù hợp trong tương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi