Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm các hoạt động nào?
  • Thứ năm, 13/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 14968 Lượt xem

Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm các hoạt động nào?

Luật sư cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai, Nhà nước quản lý đất đai bao gồm những hoạt động nào?

Câu hỏi:

Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai, Nhà nước quản lý đất đai bao gồm những hoạt động nào?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn về Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm các hoạt động nào?, Luật sư Luật Hoàng Phi xin tư vấn như sau:

Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm các hoạt động nào?

Điều 22 Luật đất đai 2013 quy định công tác quản lý nhà nước về đất đai bao gồm các hoạt động sau:

– Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó;

– Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;

– Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất;

– Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

– Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

– Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất;

– Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Thống kê, kiểm kê đất đai;

– Xây dựng hệ thống thông tin đất đai;

– Quản lý tài chính về đất đai và giá đất;

– Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

– Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

– Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai;

– Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai;

– Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.


Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật đất đai về các nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Câu hỏi số 1: Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai như thế nào?

Kính chào Luật Hoàng Phi, hiện nay quy định của pháp luật như thế nào về trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai của các cơ quan nhà nước? Rất mong được giải đáp.

Trả lời:

Với câu hỏi thuộc lĩnh vực hỏi đáp đất đai, Luật Hoàng Phi xin được tư vấn như sau:

Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 23 Luật đất đai 2013, theo đó:

–   Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.

–   Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai.

–    Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền do Luật đất đai quy định.

Để giúp đỡ các cơ quan trên thực thi nhiệm vụ, một hệ thống cơ quan quản lý đất đai cũng được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương (Điều 24). Trong đó: Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.


Câu hỏi số 2: Nhà nước thực hiện quản lý đất đai thông qua bản đồ địa chính như thế nào?

Luật sư cho tôi hỏi, pháp luật đất đai có quy định về vấn đề Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý đất đai thông qua bản đồ địa chính như thế nào? Vấn đề quản lý đất đai được quy định ở văn bản nào? Cám ơn Luật sư!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật sư Luật Hoàng Phi xin tư vấn như sau:

Điều 31 Luật đất đai 2013 quy định về lập, chỉnh lý bản đồ địa chính như sau:

1. Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

2. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện khi có sự thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính.

3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ, địa chính trong phạm vi cả nước; điều kiện hành nghề đo đạc địa chính.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương”.

So với quy định của Luật đất đai 2003 trước đây, vấn đề này được bổ sung 2 nội dung gồm:

– Việc chỉnh lý bản đồ địa chính và trách nhiệm của địa phương, cụ thể là ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc chỉnh lý bản đồ;

– Điều kiện hành nghề đo đạc địa chính (thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

* Về chỉnh lý bản đồ địa chính:

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, chỉnh lý, quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước; ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính cấp xã.

Ngày 19/5/2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính (viết tắt là Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT). Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, việc chỉnh lý bản đồ địa chính được tiến hành trong các trường hợp sau:

– Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất);

– Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trà các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất);

– Thay đổi diện tích thửa đất;

– Thay đổi mục đích sử dụng đất;

– Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất;

– Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp;

– Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia;

– Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình;

– Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.

* Về điều kiện hành nghề đo đạc địa chính:

Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay một phần là bởi những bất cập, tồn tại của pháp luật đất đai, nhưng một phần không nhỏ cũng xuất phát từ yểu tố con người trong quá trình thực thi. Những con số chênh lệch về diện tích đất đai khiến cho hồ sơ quản lý của Nhà nước không thống nhất, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khó tránh khỏi thiếu sót, việc truy thu nghĩa vụ tài chính từ người sử dụng đất không chính xác…

Do đó, yêu cầu đặt ra đối với người thực hiện công tác đo đạc là hết sức cần thiết. Để đảm bảo tính chính xác cho việc đo đạc phục vụ công tác lập và chỉnh lý bản đồ địa chính, thì các cán bộ thực hiện công tác đo đạc cần đáp ứng yêu cầu chuẩn mực nhất định về chuyên môn. Theo quy định của Luật đất đai 2013, điều kiện hành nghề đo đạc địa chính sẽ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.

Quy định này trước đây không được đề cập đến trong Luật đất đai 2003. Tuy nhiên, Điều 40 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai 2003 cũng đã quy định bản đồ địa chính phải do các đơn vị được cấp giấy phép hành nghề hoặc được đăng ký hành nghề đo đạc bản đồ lập.

Ngày 04/5/2004, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 05/2004/QĐ-BTNMT về “Ban hành quy chế đăng ký và cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ” áp dụng với đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc, bản đồ và các cơ quan khác có liên quan, với tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ ở đất liền, vùng trời và vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Hiện nay, điều kiện hành nghề đo đạc địa chính được quy định tại Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BTNMT ngày 22/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hợp nhất Thông tư số 32/2010/TT-BTNMT và Thông tư số 14/2011/TT-BTNMT về cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ. Như vậy, tính mới của quy định về điều kiện hành nghề đo đạc đối với đất đai chỉ thể hiện ở điểm là mới được đưa vào ghi nhận trong Luật đất đai, tuy nhiên không hoàn toàn là một vấn đề mới mẻ trong thực tiễn.


Câu hỏi số 3: Vi phạm quy định về quản lý đất đai?

Kính gửi Luật Hoàng Phi, tôi có câu hỏi sau nhờ luật sư tư vấn giúp:Hành vi nào bị coi là vi phạm các quy định về quản lý đất đai?Hành vi nào bị coi là tội phạm vi phạm các quy định về quản lý đất đai? Người phạm tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai bị xử lý như thế nào?

Trả lời: 

Với câu hỏi của bạn Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

–  Hành vi vi phạm quy định về quản lý đất đai:

Căn cứ Khoản 6 Điều 97 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013, thì hành vi vi phạm các quy định về  việc quản lý đất đai đất bao gồm:

“a) Để xảy ra tình trạng người được pháp luật cho phép sử dụng đất tạm thời mà sử dụng đất sai mục đích;

b) Sử dụng đất sai mục đích;

c) Để đất bị lấn, bị chiếm, bị thất thoát.”

–  Tội phạm vi phạm quy định quản lý về đất đai:

Căn cứ Điều 229 Bộ luật hình sự 2015 Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai

” 1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2);

b) Đất có giá trị quyền dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;

c) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đất trồng lúa có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 70.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 40.000 mét vuông (m2) đến dưới 80.000 mét vuông (m2);

c) Đất có giá trị quyền dụng đất được quy thành tiền từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;

d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Đất trồng lúa có diện tích 70.000 mét vuông (m2) trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000 mét vuông (m2) trở lên;

b) Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền 7.000.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc 15.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”

Như vậy, người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 điều 229 thì phạm tội Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi