Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cán bộ công chức Trách nhiệm của cán bộ công chức trong thi hành công vụ
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 5391 Lượt xem

Trách nhiệm của cán bộ công chức trong thi hành công vụ

Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác có liên quan.

Cán bộ công chức thi hành nhiệm vụ của mình là một việc hết sức bình thường trong thực tế. Tuy nhiên không phải ai trong chứng ta cũng hiểu được khi thi hành công vụ cán bộ công chức được làm những gì? Hay làm như thế nào?

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Trách nhiệm của cán bộ công chức trong thi hành công vụ.

Thi hành công vụ là gì? Cán bộ là gì? Công chức là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 2 – Luật Cán bộ, công chức quy định về hoạt động công vụ của bán bộ, công chức, cụ thể:

Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan.

Cán bộ là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua hình thức bầu cử hay phê chuẩn, qua hình thức bổ nhiệm để giữ một chức danh, chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, hoặc tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp. Là đối tượng thuộc biên chế của Nhà nước và hưởng lương từ quỹ lương của Ngân sách Nhà nước.

Công chức là công dân Việt Nam, họ trở thành công chức bằng cách thông qua hình thức đó là tuyển dụng, bổ nhiệm vào các ngạch, chức vụ hoặc chức danh phù hợp trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ các cấp.

Trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ

Trách nhiệm của cán bộ công chức trong thi hành công vụ như sau:

– Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

– Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản Nhà nước được giao; chấp hành quyết định của cấp trên.

– Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định. Trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình, các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãnh phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

– Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức; các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Với các cán bộ, công chức vi phạm quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, căn cứ theo quy định của pháp luật như sau:

+ Đối với cán bộ: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm.

+ Đối với công chức: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.

– Người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:

+ Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết bồi thường theo yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc Tòa án.

+ Hoàn trả cho ngân sách Nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Căn cứ quy định tại Điều 285 – Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể:

“ 1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 144 (Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước), Điều 235 (Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng) và Điều 301 (Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn) của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Như vậy, trách nhiệm của cán bộ công chức trong thi hành công vụ đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nêu một số khái niệm liên quan đến khái niệm cán bộ, công chức và thi hành công vụ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi