Tôm ở nhờ có tập tính?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 1089 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Câu hỏi:

Tôm ở nhờ có tập tính?

A.Sống thành xã hội.

B.Dự trữ thức ăn.

C.Cộng sinh để tồn tại.

D.Dệt lưới bắt mồi.

Đáp án đúng C.

Tôm ở nhờ có tập tính cộng sinh để tồn tại, tôm ở nhờ có phần bụng vỏ mỏng và mềm, thường ẩn dấu vào chiếc vỏ ốc rỗng, khi di chuyển chúng kéo vỏ ốc theo, chúng sống cộng sinh với hải quỳ hay gặp ở vùng ven biển nước ta.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C

– Lớp giáp xác có khoảng 20 nghìn loài, sống ở hầu hết các ao, hồ, sông, biển, một số ở trên cạn và một số nhỏ sống kí sinh.

– Giáp xác có số lượng loài lớn, một số loài thường gặp như: mọt ẩm, con sun, cua đồng, rận nước….

– Môi trường sống khác nhau: Dưới nước, trên cạn.

Tất cả động vật giáp xác có hình dạng phần đầu-ngực giáp với nhau, cơ thể được bao bọc với một bộ xương ngoài bằng kitin, nhờ lớp vỏ thấm calci và vôi hóa làm cho vỏ giáp xác rất cứng cáp, có loại vỏ có màu rất đẹp hay rất mỏng manh và trong suốt (như ở rận nước).

Động vật giáp xác có thể được chia thành hai nhóm chính dựa trên kích thước của chúng.

+ Nhóm có kích thước lớn: Bao gồm các đại diện của các lớp Branchiopoda (Chân mang), Copepoda (Chân chèo), Cirripedia (Chân tơ)

+ Nhóm có kích thước nhỏ: Bao gồm các loài có kích thước hiển vi cho tới kích thước khoảng 5 cm. Hầu hết các loài này sống ở biển và là thành phần quan trọng của sinh vật phù du, đóng vai trò lớn trong chuỗi thức ăn.

– Lối sống phong phú: Sống cố định, sống tự do, sống trong hang ốc, sống kí sinh hay sống nhờ…

+ Tôm ở nhờ có phần bụng vỏ mỏng và mềm, thường ẩn dấu vào chiếc vỏ ốc rỗng, khi di chuyển chúng kéo vỏ ốc theo, chúng sống cộng sinh với hải quỳ hay gặp ở vùng ven biển nước ta.

+ Cua nhện: Sống ở biển, được coi có kích thước lớn nhất trong giáp xác, nặng tới 7kg, chân dài giống chân nhện, sải chân dài 1,5m, thịt ăn ngon.

Vai trò thực tiễn

– Hầu hết giáp xác có lợi: tôm, cua, tép, ghẹ, cáy… là thực phẩm tươi sống hay đông khô, nguyên liệu để chế biến mắm. Một số có giá trị xuất khẩu: cua biển, tôm hùm

– Tuy nhiên, một số giáp xác nhỏ có thể gây hại:

+ Truyền bệnh giun sán, kí sinh ở da và mang cá, gây chết cá hàng loạt: chân kiếm kí sinh …

+ Bám vào vỏ tàu thuyền làm tăng ma sát, giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền và có hại cho các công trình dưới nước (sun bám vào vỏ tàu).

5/5 - (5 bình chọn)