Toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến?
Toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến kết quả là Tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, bản chất của toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, hay phụ thuộc các quốc gia lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Câu hỏi:
Toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến kết quả như thế nào?
A. Tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
B. Thu hẹp thị trường tài chính quốc tế.
C. Thu hẹp phạm vi hoạt động của các công ty xuyên quốc gia.
D. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
Đáp án đúng A
Toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến kết quả là Tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, bản chất của toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, hay phụ thuộc các quốc gia lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A
– Bản chất của toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Hay phụ thuộc các quốc gia lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
– Bản chất của toàn cầu hoá còn được biểu hiện trong việc tương tác qua lại lẫn nhau. Đây chính là cầu nối cho các nước ở trong khu vực, cho phép các doanh nghiệp, con người trên toàn thế giới có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng.
– Hệ quả của quá trình toàn cầu hóa mang lại:
+ Hệ quả tích cực: Việc tòn cầu hóa sẽ đem lại những cơ hội phát triển vô cùng lớn đặc biệt nhất là sự tăng trưởng mạnh về các nền kinh tế với lực lượng sản xuất có nhiều điều kiện để phát triển từ đó đẩy mạnh quá trình xã hội hóa.
Toàn cầu hoá diễn ra mở ra nhiều cơ hội giao lưu và học tập, tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến hiện đại. Cơ cấu kinh tế, tài chính có những sự chuyển biến rõ rệt, kèm theo những cải cách nâng cao hiệu suất tạo sự tăng trưởng và cạnh tranh đối với các nước và khu vực.
+ Những hạn chế: Xu thế toàn cầu hoá làm sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội; Nhiều vấn đề về an ninh trật tự, phát sinh nhiều tệ nạn, vấn nạn, tội phạm mới và nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc lớn.
Là thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, đòi hỏi các nước này phải chớp lấy thời cơ và tận dụng nguồn lực một cách tối đa, nếu không sẽ bị tụt hậu so với các nước khác.
– Toàn cầu hoá là hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ. Việc hội nhập được xem là mục tiêu chính của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển và đang phát triển với tiềm năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học diễn ra từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
– Toàn cầu hoá tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, tổ chức quản lí, sản xuất kinh doanh giúp việt nam có thế thực hiện chủ trương đa phương hoá trong quan hệ quốc tế.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?
Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?
Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?
Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...
Xem thêm