Tội làm nhục đồng đội theo quy định mới nhất 2024
Làm nhục đồng đội, được hiểu là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của đồng đội.
Thế nào là tội làm nhục đồng đội theo quy định Bộ luật hình sự mới nhất?
Tội làm nhục đồng đội là hành vi công khai xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của đồng đội, đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Bộ luật hình sự, Tội làm nhục đồng đội được quy định tại Điều 397 như sau:
1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đồng đội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sỹ quan;
b) Đối với chỉ huy hoặc cấp trên;
c) Vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Trong khu vực có chiến sự;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
h) Làm nạn nhân tự sát.
Theo đó, Làm nhục đồng đội, được hiểu là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của đồng đội.
Tư vấn về tội làm nhục đồng đội theo quy định của Bộ luật hình sự
Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội làm nhục đồng đội
– Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện bằng hành vi làm nhục đồng đội, có nghĩa là sử dụng lời nói, cử chỉ hoặc những hành vi khác.
Ví dụ: quay phim, chụp ảnh rồi đăng tải lên các phương tiện thông tin đại chúng như facebook, báo điện tử… xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người đồng đội.
Hành vi làm nhục đồng đội thực hiện do mâu thuẫn phát sinh trong quá trình giải quyết công việc tại đơn vị và quan hệ công tác giữa người phạm tội và nạn nhân.
Nếu hành vi làm nhục được thực hiện trên cơ sở mâu thuẫn cá nhân thì hành vi cấu thành tội làm nhục người khác theo quy định của Điều 155 Bộ luật hình sự.
– Khách thể
Khách thể cúa tội phạm là đoàn kết giữa đồng chí, đồng đội trong đơn vị quân đội; quan hệ về nhân phấm, danh dự của người đồng đội.
– Mặt chủ quan
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được rằng hành vi của mình xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của đồng đội trong quan hệ công tác và mong muốn thực hiện hành vi đó.
– Chủ thể
Chủ thể của tội phạm tội làm nhục đồng đội là bất kỳ người nào là quân nhân.
Thứ hai: Khung hình phạt tội làm nhục đồng đội
+ Khung 1 (khoản 1)
Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.
+ Khung 2 (khoản 2)
Phạm tội làm nhục đồng đội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
– Là chỉ huy hoặc sỹ quan;
– Đối với chỉ huy hoặc cấp trên;
– Vì lý do công vụ của nạn nhân;
– Trong khu vực có chiến sự;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Đối với 02 người trở lên;
– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
– Làm nạn nhân tự sát.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Hỏi cung bị can là gì? Khi nào cần hỏi cung bị can?
Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra theo trình tự luật định đối với một người đã bị khởi tố về hình sự (bị can) nhằm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của họ và của những người đồng...
Phạm tội trong khi mắc bệnh tâm thần thì bị xử lý như thế nào?
Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa...
Tội báo cáo sai theo quy định Bộ luật hình sự mới nhất
Theo quy định tại Bộ luật hình sự Người nào cố ý báo cáo sai trong hoạt động quân sự gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03...
Căn cứ quyết định hình phạt của Tòa án dựa vào?
Khi quyết định hình phạt, Toà án phải căn cứ vào các quy định của BLHS để lựa chọn loại và xác định mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với người phạm...
Đe dọa tống tiền bằng video nóng bị xử phạt như thế nào?
Cưỡng đoạt tài sản được hiểu là hành vi của một người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản cho bản...
Xem thêm