Tính chất vật lý của oxi
Oxi là một nguyên tố hóa học phổ biến nhất trên trái đất. Nó chiếm tới 49,4% khối lượng vỏ trái đất. Ở dạng đơn chất, khí oxi có nhiều trong không khí. Ở dạng hợp chất, oxi tồn tại ở nhiều dạng hợp chất khác nhau như nước, đường, axit, quặng, đất đá . . .
Oxi là nguyên tố hoá học phổ biến và chiếm 49,4% khối lượng vỏ trái đất. Oxi có vai trò quan trọng giúp duy trì sự sống của động thực vật. Oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí. Vậy tính chất vật lý của oxi là gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Oxi là gì?
– Oxi là nguyên tố thuộc nhóm halogen (VIA) trong bảng tuần hoàn hóa học. Nó là một yếu tố cần thiết trong hầu hết các quá trình đốt cháy.
– Là một nguyên tố phi kim phản ứng mạnh. Do đó, nó dễ dàng tạo thành các hợp chất (đặc biệt là các oxit) với hầu hết các nguyên tố khác.
– Oxi là chất oxi hóa mạnh và có độ âm điện đứng thứ hai trong số các nguyên tố tham gia phản ứng, chỉ đứng sau flo.
– Oxi là một phần quan trọng của khí quyển và cần thiết để duy trì sự sống trên cạn và dưới nước cho tất cả các loài vật trên trái đất, kể cả con người.
– Tất cả các lớp phân tử cấu trúc chính trong cơ thể sống, chẳng hạn như protein, carbohydrate và chất béo, đều chứa oxi, cũng như các hợp chất vô cơ chính bao gồm răng và xương động vật.
– Oxy (O2) được tạo ra bởi vi khuẩn lam, tảo và thực vật thông qua quá trình quang hợp và được hầu hết các sinh vật sống trên trái đất sử dụng trong hô hấp tế bào. Oxi là chất độc đối với các sinh vật kỵ khí.
– Nguyên tố oxi: Kí hiệu hóa học của nguyên tố oxi là O
– Công thức hóa học của đơn chất khí oxi là O2
– Nguyên tử khối của oxi là 16. Phân tử khối của oxi là 32
– Oxi là một nguyên tố hóa học phổ biến nhất trên trái đất. Nó chiếm tới 49,4% khối lượng vỏ trái đất. Ở dạng đơn chất, khí oxi có nhiều trong không khí. Ở dạng hợp chất, oxi tồn tại ở nhiều dạng hợp chất khác nhau như nước, đường, axit, quặng, đất đá . . .
Tính chất vật lý của oxi
Hàng ngày, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy được trong không gian có những vật thể khác nhau và chúng ta gọi môi trường nhìn được đó là không khí có chứa oxi. Khí oxi cũng là sản phẩm trong quá trình quang hợp của cây xanh do đó chúng ta ngồi dưới những bóng cây cũng không thể nhìn thấy oxi xuất hiện được.
Vậy oxi là một chất khí không màu ở điều kiện bình thường.
Khi chúng ta hít thở trong môi trường hoàn toàn trong lành thì chúng ta cũng nhận thấy rằng oxi là một chất khí không mùi gì cả.
Như vậy oxi không mùi và xét tới một vài yếu tố khác như độ tan trong nước của oxi tương đối kém. Ở 20 độ C bằng thực nghiệm chỉ hòa toan được 31 ml khí oxi trong 1 lít nước nên khi đem so sánh với một số loại khí khác khi hòa tan trong nước thì oxi được kết luận ít tan trong nước.
Ta cũng tỷ khối của oxi so với không khí là 32:29 > 1. Như vậy, oxi nặng hơn không khí và thường sẽ có xu hướng rơi xuống bên dưới. Điều này sẽ được áp dụng trong trường hợp cách thu khí oxi khi điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
Như vậy Oxi là một chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở -183oC và khi hóa lỏng oxi có màu xanh nhạt.
Tính chất hoá học của Oxi
Oxi tác dụng với kim loại
Oxi tác dụng với Phi kim
Oxi tác dụng với các hợp chất khác
+ Oxi tác dụng với kim loại
– Oxi có thể tác dụng với hầu hết các kim loại dưới tác dụng của nhiệt độ để tạo ra các oxit (trừ một số kim loại như vàng (ký hiệu: Au) hay bạch kim (ký hiệu: Pt) Oxi không phản ứng).
+ Oxi tác dụng với phi kim
– Oxi cũng có thể phản ứng trực tiếp với hầu hết các phi kim, chỉ trừ nhóm halogen (Flo, Clo, Brom, Iot và Atatin) là Oxi không phản ứng, và sản phẩm được tạo thành là các oxit axit.
+ Oxi tác dụng với các hợp chất khác
– Oxi còn có thể tác dụng với các chất có tính khử hoặc các hợp chất hữu cơ để tạo thành những hợp chất mới.
Vai trò và ứng dụng của oxi
Có thể thấy, trong những phản ứng của oxi đề thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử. Và oxi giữ vai trò là chất oxi hoá. Dựa vào tính chất này, oxi được sử dụng để làm chất oxi hóa. Oxi ở dạng lỏng được ứng dụng để làm chất oxi hóa trong tên lửa.
Ngoài ra, oxi còn được dùng trong y tế để làm chất duy trì hô hấp. Oxi được dùng trong các bình lặn của thợ lặn, hay sử dụng làm ống thở cho phi công trong những trường hợp không khí loãng… Đặc biệt, oxi cũng được dùng nhiều trong công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất thép hay sản xuất rượu.
Oxi còn tham gia vào hoạt động hô hấp và việc phân hủy trong tự nhiên. Trong không khí, oxi là sản phẩm của quá trình quang hợp.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Tính chất vật lý của oxi. Khách hàng quan tâm bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn là sự kiện được tổ chức mỗi 5 năm một lần, là nơi quyết định chính sách, phương hướng, nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên, bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Đoàn và Ban Kiểm tra Trung ương...

Chứng chỉ công ty xây dựng là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng
Chứng chỉ công ty xây dựng là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua nội dung bài...

Cap là gì? Cap viết tắt của từ gì?
Cap là từ viết tắt của từ Caption, có nghĩa là ghi chú, phụ đề hay chú thích, "Cap" có thể là từ viết tắt của nhiều khái niệm khác nhau, tùy vào ngữ cảnh sử...

Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng là gì?
Trào lưu triết học ánh sáng đã có tác động rất lớn đến giá trị và tư tưởng của chúng ta ngày nay. Nó đã đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội hiện đại, khuyến khích sự phát triển của khoa học, văn hóa và nghệ thuật, và ảnh hưởng đến phong cách chính trị và xã...
Xem thêm