Tiêu chí phân loại quy mô doanh nghiệp

  • Tác giả: Nguyễn Văn Phi |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 9808 Lượt xem
5/5 - (9 bình chọn)

Hiện nay có rất nhiều chủ kinh doanh, nhà đầu tư, thương gia,… do không nắm được tiêu chí phân loại quy mô doanh nghiệp nên còn gặp nhiều nhầm lẫn khi phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp. Thực tế hai định nghĩa này hoàn toàn trái ngược nhau và có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển và hoạt động của một công ty hay một doanh nghiệp.

Chúng tôi xin giải đáp Tiêu chí phân loại  quy mô doanh nghiệp qua nội dung bài viết sau để bạn đọc theo dõi có thể nắm được.

Quy mô doanh nghiệp là gì?

Quy mô doanh nghiệp có thể hiểu là việc phân chia doanh nghiệp. Hiểu nôm na chung chung về quy mô doanh nghiệp là kích thước của một đơn vị, tổ chức kinh doanh. Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, cơ cấu tổ chức càng phức tạp, đòi hòi phải hình thành nhiều cấp quản trị hơn và ở mỗi cấp cũng bao gồm nhiều nơi làm việc hơn, nhiều thủ tục chính thức hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Doanh nghiệp hiện nay được chia thành 3 nhóm là:

+ Doanh nghiệp lớn

+ Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

+ Doanh nghiệp vừa

Tiêu chí phân loại quy mô doanh nghiệp

– Đối với doanh nghiệp lớn thì tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp được xác định trên 2 tiêu chí là tổng số người lao động và tổng nguồn vốn.

+ Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản: Là các công ty có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ VNĐ đến 100 tỷ việt nam đồng và có số lao động từ 200 đến 300 người.

+ Đối với doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng: là những công ty có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ việt nam đồng và có số lao động từ 200 đến 300 người.

+ Đối với công ty dịch vụ thương mại và dịch vụ: là những doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ trên 10 tỷ VNĐ đến 50 tỷ VNĐ và có số lao động từ 50 đến 100 người.

Tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

 “1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.”

Cụ thể nghị định số 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành ngày 11 tháng 3 năm 2018 đã thay thế cho Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về việc trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó trong từng lĩnh vực, việc xác định loại hình doanh nghiệp được căn cứ vào dựa trên số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm và doanh thu hoặc nguồn vốn (trong đó ưu tiên doanh thu). Cụ thể theo quy định tại điều 6  Nghị định số 39/2018/NĐ-CP thì Tiêu chí phân loại quy mô doanh nghiệp được xác định như sau:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

Thứ nhất: Doanh nghiệp siêu nhỏ:

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

+ Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Thứ hai: Doanh nghiệp nhỏ:

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng.

+ Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Thứ ba: Doanh nghiệp vừa

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.

+ Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Tiêu chí phân loại quy mô doanh nghiệp . Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

>>>>>  Tham khảo bài viết: Thành lập doanh nghiệp

5/5 - (9 bình chọn)