Tiếng nói bắt đầu xuất hiện từ người?

  • Tác giả: Nguyễn Nam |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 2908 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Câu hỏi:

Tiếng nói bắt đầu xuất hiện từ người?

A. Nêanđectan

B. Homo erectus

C. Xinantrôp

D. Crômanhôn

Đáp án đúng A.

Tiếng nói bắt đầu xuất hiện từ người Nêanđectan, người Nêanđectan có tầm thước trung bình 1,55 đến 1, 66m, hộp sọ 1400 cm3, xương hàm gần giống với người, có lồi cằm, sống thành đàn 50-100 người, chủ yếu trong các hang.

Lý giải việc chọn đáp án đúng là A do:

Các dẫn liệu cổ sinh học cũng như sinh học phân tử đã chứng minh rằng loài người được phát sinh từ tổ tiên chung với vượn người (thuộc bộ Linh trưởng, lớp thú) và tiến hóa theo kiểu phân nhánh trải qua các giai đoạn chính: Vượn người hóa thạch, người vượn hóa thạch (người tối cổ), người cổ và người hiện đại.

Các dạng người vượn hóa thạch (người tối cổ):

– Australopithecus là dạng người vượn sống ở cuối kỉ Đệ tam, cách đây khoảng 2-8 triệu năm.

Chúng đã chuyển từ lối sống trên cây xuống sống ở mặt đất, đi lại bằng 2 chân, thân hơi khom về phía trước. Chúng có chiều cao 120- 140 cm, nặng 20- 40 kg, có hộp sọ 450- 750 cm3.

Chúng đã biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ và tấn công. Hóa thạch của Australopithecus được phát hiện lần đầu tiên năm 1924 ở Nam Phi và được đặt tên là Australopithecus africanus.

– Từ đó về sau, các nhà cổ sinh học đã phát hiện nhiều mẫu hóa thạch người vượn Australopithecus ở Nam Phi, Đông Phi, thuộc ít nhất 7 loài khác nhau, có niên đại 2-6 triệu năm. Chúng giống với người ở nhiều đặc điểm (đi bằng 2 chân, biết sử dụng công cụ…) và chúng là mắt xích trung gian giữa tổ tiên xa xôi của loài người với dòng người hiện đại.

– Người cổ Homo erectus đã biến mất cách đây khoảng 200.000 – 35.000 năm nhường chỗ chi người Neanderthan (Homo neanderthalensis).

– Hóa thạch của người Neanderthan được phát hiên đầu tiên năm 1856 ở Neandec (Đức), về sau được tìm thấy cả ở khắp châu Âu, Á, Phi.

– Người Nêanđectan có tầm thước trung bình (1,55 – 1,66m), hộp sọ 1400 cm3, xương hàm gần giống với người, có lồi cằm (có thể đã có tiếng nói), sống thành đàn 50-100 người, chủ yếu trong các hang.

– Họ đã biết dùng lửa thông thạo, sống săn bắn và hái lượm, công cụ của họ khá phong phú, chủ yếu được chế tác từ đá silic thành dao sắc, rìu mũi nhọn, đã bước đầu có đời sống văn hóa.

– Người Nêanđectan tồn tại cách đây 30.000-150.000 năm và đã tuyệt diệt. Người Nêanđectan không phải là tổ tiên trực tiếp của người hiện đại mà là 1 nhánh phát triển trong chi Homo cùng tồn tại trong 1 thời gian dài, sau đó biến mất nhường chỗ cho người hiện đại.

5/5 - (5 bình chọn)