Luật Hoàng Phi Giáo dục Thủy tức là đại diện thuộc
  • Thứ năm, 25/05/2023 |
  • Giáo dục |
  • 2748 Lượt xem

Thủy tức là đại diện thuộc

Thủy tức là đại diện thuộc ngành Ruột khoang, Chúng thường bám vào cây thủy sinh (rong, rau muống…) trong các giếng, ao, hồ…

Câu hỏi: Thủy tức là đại diện thuộc

A. Ngành động vật nguyên sinh

B. Ngành ruột khoang

C. Ngành thân mềm

D. Ngành chân khớp

Đáp án đúng B.

Thủy tức là đại diện thuộc ngành Ruột khoang, Chúng thường bám vào cây thủy sinh (rong, rau muống…) trong các giếng, ao, hồ…

Lý giải việc chọn đáp án B là do:

Hình dạng ngoài thủy tức

– Thủy tức thuộc ngành ruột khoang, Cơ thể hình trụ dài. Gồm 2 phần:

+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng tỏa ra.

+ Phần dưới gọi là đế, bám vào giá thể.

– Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

– Di chuyển theo 2 cách: Di chuyển kiểu sâu đo, Di chuyển kiểu lộn đầu.

Cấu tạo trong thủy tức

– Thành cơ thể có 2 lớp tế bào : lớp ngoài và lớp trong. Giữa hai lớp đó là tầng keo móng. Sơ đồ trong bảng sau nêu rõ thành phần tế bào và chức năng của 2 lớp tế bào đó.

– Lớp ngoài gồm 4 loại tế bào:

+ Tế bào gai: Tế bào hình túi có gai cảm giác ở phía ngoài (1); có sợi rỗng dài, nhọn, xoắn lộn vào trong (2). Khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi.

+ Tế bào thần kinh: Tế bào hình sao, có gai nhô ra ngoài, phía trong tỏa nhánh, liên kết nhau tạo mạng thần kinh hình lưới.

+ Tế bào sinh sản:

Tế bào trứng (3) hình thành từ tuyến hình cầu (5) ở thành cơ thể.

Tinh trùng (4) hình thành từ tuyến hình vú (ở con đực).

+ Tế bào mô bì – cơ:

Chiếm phần lớn lớp ngoài: phần ngoài che chở, phần trong liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc.

– Lớp trong là tế bào mô cơ – tiêu hóa. Chiếm chủ yếu lớp trong: phần trong có hai roi và không bào tiêu hóa, làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn là chính. Phần ngoài liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều ngang.

– Giữa hai lớp là tầng keo mỏng.

– Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa (gọi là ruột túi).

Dinh dưỡng thủy tức:

– Tua miệng thuỷ tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi. Khi đói, thuỷ tức vươn dài đưa tua miệng quờ quạng khắp xung quanh. Tình cờ chạm phải con mồi → tế bào gai ở tua miệng phóng ra → làm tê liệt con mồi → đưa vào bên trong cơ thể → được tiêu hóa ở khoang ruột nhờ các tế bào mô cơ – tiêu hóa.

– Thủy tức chưa có cơ quan hô hấp. Sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?

Áo dài được xem là một biểu tượng cho trang phục truyền thống của Việt Nam vì trong tà áo dài, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam được tôn vinh với vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại và thanh thoát...

Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?

Trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa, chiếc áo dài có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ giúp phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo mà còn toát lên vẻ đẹp thanh tú và tinh tế của người con gái Việt...

Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?

Chiếc áo dài tân thời vừa giữ được phong cách dịu hiền, kín đáo cùa áo dài cổ truyền vừa mang phong cách hiện đại phương Tây, áo dài tân thời là chiếc áo dài cô truyền được cải tiến chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía...

Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm sát chí tuyến bắc, giáp Trung Quốc. Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc...

Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây thế nào? Trai mà chi, gái mà chi

Câu nói "Trai mà chi, gái mà chi sinh con có nghĩa có nghì là hơn" là một câu thành ngữ phổ biến trong tiếng Việt. Nó thường được sử dụng để chỉ ra rằng khi sinh con thì cả trai và gái đều quan trọng và mỗi người đều có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi