Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?
Thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai với cớ Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh, ngày 3 – 4 – 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích.
Câu hỏi:
Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?
A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.
C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.
D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh
Đáp án đúng D.
Thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai với cớ Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh, ngày 3 – 4 – 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích, ngày 25 – 4 – 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu buộc phải nộp thành, không đợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công và chiếm thành Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa, Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.
Giải thích lý do chọn đáp án D:
Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước năm 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.
Ngày 3 – 4 – 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích.
Ngày 25 – 4 – 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu buộc phải nộp thành. Không đợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công và chiếm thành Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa, Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.
Triều đình Huế vội cầu cứu nhà Thanh, cử người ta Hà Nội thương thuyết với Pháp; ra lệnh quân ta phải rút lên mạn ngược => quân Thanh ồ ạt kéo sang nước ta, đóng ở nhiều nơi.
Pháp nhanh chóng chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Kì.
Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn bước tiến của quân giặc.
Tại các nơi khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy để ngăn bước tiến của quân Pháp.
Ngày 19 – 5 – 1883, quân ta giành thắng lợi lớn trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, Ri-vi-e bị giết tại trận.
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động, chúng định bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp hi vọng chúng sẽ rút quân.
Chiều 18 – 8 – 1883, Pháp bắt đầu tiến công vào Thuận An, đến ngày 20 – 8, Pháp đổ bộ lên khu vực này.
Ngày 25 – 8 – 1883, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì)
Nội dung Hiệp ước Hác – măng: Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp. Nam Kì là thuộc địa, Bắc Kì là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí. Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì. Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?
Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?
Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?
Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...
Xem thêm