Thuận lợi và khó khăn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 24/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 14631 Lượt xem
3.9/5 - (24 bình chọn)

Sau khi hòa bình lập lại và miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc đó là Đảng Lao động Việt Nam) – Đảng của giai cấp công nhân đã lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế. Mục đích của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, làm cho trong xã hội ai cũng lao động và cũng được tự do, sung sướng. Vì vậy, Hồ Chủ tịch cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định đưa miền Bắc thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Trong quá trình phát triển này có gặp những thuận lợi và khó khăn nào không? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu Thuận lợi và khó khăn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về phương thức quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Như đã nói ở phần mở bài, Hồ Chí Minh đã đưa ra phương thức tiến thẳng lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đó là:

– Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những bước đi phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Không được nóng vội và duy ý chí. Phải làm dần dần, phù hợp với quy luật khách quan và phù hợp với lòng dân.

– Phải có các phương pháp khoa học dựa trên đặc điểm của nước ta để tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh; phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

– Phải kết hợp xây dựng với bảo vệ thành quả xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng. Bởi lẽ, chúng ta phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau trong một nước. Đó là cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

– Phải gắn lao động trí óc với lao động chân tay, gắn quản lý với sản xuất.

– Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, muốn xây dựng một xã hội mới, cần phải có những con người mới. Theo đó, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa.

– Phải xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy mọi nguồn lực vốn có trong nhân dân để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Những thuận lợi của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

– Thực tiễn phát triển của đất nước và xu hướng vận động của thế giới tạo cơ hội chi Việt Nam phân tích, tổng kết, hình dung và học hỏi được nhiều kinh nghiệp hơn về mô hình và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội. Do đường lối sai lầm trên phương diện lý luận và thực tiễn đã dẫn đến sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô cũ. Thực tiễn này đòi hỏi cần phải đổi mới, cải cách, xây dựng mô hình Xã hội chủ nghĩa phù hợp với thực tiễn của đất nước.

– Trong điều kiện toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã thúc đẩy các quốc gia mở cửa và hội nhập. Đây cũng là một cơ hội tốt để Việt Nam có thể hợp tác để cùng giao lưu và tìm kiếm nguồn vốn, công nghệ và quản lý. Quá trình giao lưu, hội nhập tạo điều kiện nâng cao trình độ dân trí, sự hiểu biết lẫn nhau, đồng thời, tạo điều kiện cho việc tiếp thu các thành tựu và kinh nghiệp phát triển của các nước đi trước, có trình độ phát triển cao, để phát triển rút ngắn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

– Ở các nước Tư bản chủ nghĩa hiện nay cho thấy rõ không thể tiếp tục cách thức phát triển truyền thống gây ô nhiễm môi trường, ảnh hường đế chất lượng cuộc sống của người dân. Hàng loạt các vấn đề toàn cầu xảy ra ngày càng nghiêm trọng, đơn cử như việc biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, … đòi hỏi phải có sự chung sức của cộng đồng quốc tế cùng nhau giải quyết, chứ không phải chỉ một nước, thậm chí một nhóm nước có thể giải quyết được. Điều này, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc mở rộng cơ hội tập hợp lực lượng tiến bộ.
– Quá trình phát triển của Việt Nam, đặc biệt công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong hơn 30 năm qua đã thu được những kết quả đáng kể. Điều này, một mặt củng cố và khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa ở nước ta; măt khác, đó còn là các điều kiện, cơ sở cho việ tiếp tục vững bước trên con đường đã chọn.

Những khó khăn của thời kỳ quá độ lê Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

– Đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội khi các nước đi trước đã và đang gặp nhiều khó khăn nhất định trong việc tạo lập cơ sở vật chất của xã hội mới, khi mà bản thân điều kiện vật chất nội tại trong nó còn nhiều hạn chế và nghèo nàn. Ngoài ra, còn có sự chống phá của các thế lực trong và ngoài nước.

– Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ cũng đặt ra nhiều nguy cơ về việc suy thoái đạo đức, lối sống, nhất là lối sống thực dụng, thiếu tính nhân văn cũng đang và từng ngày từng giờ tác động đến cán bộ, đảng viên và nhất là tầng lớp trẻ. Thực tế đó là một thách thức to lớn cho Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng Đảng, đào tạo nền tảng chính trị xã hội vững chắc trong từng lớp Đảng viên.

– Mặc dù quan điểm chính trị độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ luôn được sự thống nhất và đồng ý của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay lại đặt ra nhiều thắc thức với Việt Nam hơn trong vấn đề này. Đòi hỏi Việt Nam phải thật khôn khéo và tế nhị nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển mô hình Xã hội chủ nghĩa của đất nước.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản của Thuận lợi và khó khăn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

3.9/5 - (24 bình chọn)