Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký nhãn hiệu quốc tế như thế nào?
  • Thứ năm, 01/02/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 6373 Lượt xem

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế như thế nào?

Luật Hoàng Phi chuyên tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế và đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Chúng tôi với đội ngũ chuyên viên có trình độ cao và giàu kinh nghiệm sẽ giúp Quý khách hàng bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của mình.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế so với thủ tục đăng ký nhãn hiệu trong nước phức tạp hơn khá nhiều. Chính vì vậy mà có không ít cá nhân, tổ chức đã bỏ cuộc giữa chừng do mất quá nhiều thời gian công sức. Chính vì vậy mà bài học rút ra cho các cá nhân, tổ chức chính là tìm hiểu kỹ lưỡng mọi thông tin liên quan, đặc biệt là thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế như thế nào? Để từ đó mọi người có những chuẩn bị phù hợp.

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì?

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là việc chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại một hoặc nhiều quốc gia trên thế giới để mở rộng phạm vi kinh doanh và tránh mọi hành vi xâm phạm nhãn hiệu của chủ sở hữu của bên thứ 3 tại quốc gia đó.

Ví dụ: Công ty A có trụ sở chính tại Việt Nam và có sản xuất hàng hóa để xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản. Do đó, Công ty A cần đăng ký nhãn hiệu này tại Nhật Bản trước khi xuất khẩu hàng sang để tránh việc bị 1 bên khác đăng ký chiếm chỗ trước.

Lưu ý: Quyền của nhãn hiệu sẽ được bảo hộ theo nguyên tắc lãnh thổ, đăng ký tại quốc gia nào sẽ chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó.

Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu quốc tế?

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế có lợi ích gì? Hay nói cách khác, tại sao phải đăng ký nhãn hiệu quốc tế?

Như chúng ta đã biết xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trong những năm gần đây các doanh nghiệp Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước và đặc biệt là để phục vụ cho việc đẩy mạnh xuất khẩu.

Việc Chính phủ Việt Nam liên tục ký kết các Hiệp định song phương và đa phương đặc biệt là kế hoạch xúc tiến lộ trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã và đang tiếp tục mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam các cơ hội làm ăn với thương nhân nước ngoài nhưng đồng thời cũng đặt các doanh nghiệp trước những thách thức, khó khăn không nhỏ.

Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ có những lợi ích sau:

+ Doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ được độc quyền sử dụng tại quốc gia mình đăng ký, tránh mọi hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký bởi bất kỳ tổ chức/cá nhân nào tại nước sở tại.

+ Tạo được lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh;

+ Có thể chuyển nhượng nhãn hiệu hoặc cho phép bên thứ 3 sử dụng nhãn hiệu trên cơ sở có thu phí sử dụng;

+ Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký như việc làm giả, làm nhái sản phẩm mang nhãn hiệu;

+ Hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường quốc gia sở tại, tránh được các chi phí tốn kém cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu.

Hình thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế hiện nay?

Việc đăng ký 1 nhãn hiệu từ Việt Nam ra nước ngoài là tương đối phức tạp. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể để có thể tư vấn cho chủ sở hữu nên lựa chọn hình thức đăng ký nào trong các hình thức sau đây.

– Thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ của nước ngoài để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trực tiếp tại các nước đó.

– Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid

– Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thoả ước Madrid

thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế như thế nào

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế bao gồm những hồ sơ gì?

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ phụ thuộc vào việc khách hàng sẽ lựa chọn hình thức đăng ký quốc tế nào trong 3 hình thức chúng tôi đã tư vấn ở trên. Tuy nhiên, về cơ bản hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

– Giấy uỷ quyền theo mẫu của từng quốc gia đăng ký;

– Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;

– Tên các nước cần bảo hộ nhãn hiệu;

– Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (nếu đơn nộp theo Thỏa ước Madrid);

– Bản sao đơn đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của cơ quan nhận đơn (nếu đơn nộp theo Nghị định thư Madrid); 01 bản;

– Danh mục hàng hóa/dịch vụ xin đăng ký.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế như thế nào?

Việc đầu tiên của thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế chính là lựa chọn quốc gia đăng ký bảo hộ.

Bạn có thể chọn một hoặc nhiều quốc gia để đăng ký, tùy thuộc vào thị trường các quốc gia mà bạn hướng đến để phát triển dòng sản phẩm mang tên nhãn hiệu của mình.

Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có hai hình thức: Nộp đơn trực tiếp tại quốc gia đó hoặc nộp đơn qua hệ thống Madrid tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

Hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại từng quốc gia

Áp dụng cho trường hợp quốc gia mà bạn lựa chọn không phải là thành viên của hệ thống Madrid hoặc là thành viên của hệ thống Madrid nhưng chủ sở hữu muốn nộp đơn trực tiếp.

Khi tiến hành nộp đơn trực tiếp, bạn sẽ phải tuân theo quy định pháp luật của từng quốc gia mà bạn lựa chọn (về điều kiện, thủ tục, hồ sơ, thời gian…). Nếu bạn muốn biết được thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia nào hãy liên hệ với Luật Hoàng Phi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu qua hệ thống Madrid:

Chỉ nên áp dụng trong trường hợp bạn đăng ký cho nhiều quốc gia. Bạn chỉ cần nộp một đơn duy nhất lên Cơ quan Sở hữu trí tuệ WIPO để được bảo hộ cùng lúc tại nhiều quốc gia, giúp bạn tiết kiệm được cả về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, điều kiện quan trọng các quốc gia này phải cùng là thành viên của hệ thống Madrid (thành viên của Nghị định thư hoặc Thỏa ước Madrid).

– Nếu quốc gia lựa chọn đăng ký là thành viên của Thỏa ước Madrid: Bạn cần phải có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó tại quốc gia của mình trước khi tiến hành đăng ký lên Cơ quan WIPO.

– Nếu quốc gia lựa chọn đăng ký là thành viên của Nghị định thư Madrid: Không giống như Thỏa ước Madrid, bạn chỉ cần có chấp nhận hợp lệ hình thức về việc nộp đơn nhãn hiệu tại quốc gia của mình để đáp ứng điều kiện hồ sơ tối thiểu cho việc đăng ký nhãn hiệu lên Cơ quan WIPO.

Điều kiện đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid

– Cá nhân mang quốc tịch tại nước là thành viên của Hệ thống Madrid hoặc tổ chức có cơ sở kinh doanh hợp pháp tại nước là thành viên của Hệ thống Madrid có quyền nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid.

– Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid cần dựa trên đơn đăng ký cơ sở đã được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài theo hệ thống Madrid

(i) 02 Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam, đánh máy theo mẫu số: 06-ĐKQT Phụ lục C của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

(ii) 02 bản Tờ khai MM2 [đăng tải tại website: http://wipo.int (ngôn ngữ sử dụng là Tiếng Anh)];

(iii) 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo (Trường hợp đăng ký là nhãn hiệu màu thì ngoài 05 mẫu nhãn hiệu màu, người nộp đơn cần nộp 05 mẫu nhãn hiệu đen, trắng);

(iv) Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

(v) Bản phô tô đơn đăng ký cơ sở hoặc bản phô tô Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

(vi) 02 bản MM18 trong trường hợp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định vào Hoa Kỳ;

(vii) Phí thẩm định sơ bộ hình thức nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ: 2.000.000VNĐ;

(viii) Phí nộp cho Văn phòng quốc tế có đăng tải tại website: http://wipo.int

Hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài theo hình thức Madrid

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế bao gồm những tài liệu sau đây:

– Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký quốc tế;

– Giấy ủy quyền đăng ký nhãn hiệu quốc tế;

– Thông tin chủ sở hữu đơn đăng ký nhãn hiệu (đăng ký kinh doanh, căn cước công dân, hộ chiếu);

– Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có);

– Nhóm sản phẩm/dịch vụ muốn đăng ký nhãn hiệu.

Một số lưu ý về thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế

+ Để được đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid, nhãn hiệu nhất thiết phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước sở tại trước khi làm thủ tục đăng ký theo văn kiện Thỏa ước Madrid.

+ Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng tiếng Pháp và phải kèm theo mẫu nhãn hiệu. Trong đơn cần chỉ rõ các nước thành viên Thoả ước Madrid mà người nộp đơn muốn nhãn hiệu được bảo hộ.

+ Thủ tục xét nghiệm đơn đăng ký theo Thoả ước Madrid được tiến hành độc lập tại mỗi nước thành viên. Việc từ chối bảo hộ của một nước thành viên không làm ảnh hưởng đến hiệu lực bảo hộ ở các nước còn lại. Nhãn hiệu đăng ký quốc tế có hiệu lực bảo hộ giống như nhãn hiệu được đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia thành viên.

+ Thông thường, trong vòng 12 tháng (Theo Thỏa ước) kể từ khi đơn được nộp hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn (nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời hạn qui định trên).

+ Thời hạn bảo hộ đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu là 20 năm và có thể gia hạn nhiều lần.

+ Doanh nghiệp hàng nộp phí theo quy định khi nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Luật Hoàng Phi

Luật Hoàng Phi là đơn vị hỗ trợ pháp lý uy tín về sở hữu trí tuệ, là đại diện sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận, có đầy đủ tư cách và năng lực chuyên môn đại diện khách hàng đăng ký thương hiệu nói chung và đăng ký thương hiệu quốc tế nói riêng. Khi hỗ trợ thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc:

+ Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại nước đăng ký.

+ Chuẩn bị đơn, ký đơn (với tư cách là đại diện được uỷ quyền của doanh nghiệp)

+ Thông báo về việc nộp đơn với doanh nghiệp ngay sau khi nộp đơn.

+ Nhận tất cả các thông báo liên quan đến đơn và thông báo đến doanh nghiệp.

+ Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn.

+ Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục Sở hữu Trí tuệ tại nước đăng ký (nếu Đơn bị từ chối bảo hộ).

+ Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho doanh nghiệp cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục Sở hữu Trí tuệ tại nước đăng ký về việc bảo hộ nhãn hiệu.

Để biết thêm chi tiết về thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được tư vấn và báo giá dịch vụ.

– Hotline: 0981.378.999 – 0981.059.868

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chi phí Đăng ký nhãn hiệu quốc tế có cao hơn chi phí đăng ký ở trước nước không?

Trả lời: Chi phí đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài phụ thuộc vào hình thức đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia hay đăng ký theo hình thức nộp qua Madrid. Tuy nhiên, dù đăng ký dưới hình thức nào chi phí cũng cao hơn rất nhiều so với hình thức đăng ký tại Việt Nam

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế có phải sẽ được bảo hộ tại tất cả các quốc gia trên thế giới không?

Trả lời: Quốc tế ở đây được hiểu là nước ngoài và như chúng tôi đã nói ở trên, đăng ký nhãn hiệu sẽ phải thực hiện tại từng quốc gia trên cơ sở đăng ký quốc gia nào sẽ chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế không đồng nghĩa với việc sẽ được bảo hộ tại tất cả các quốc gia.

Khi muốn liên hệ đăng ký nhãn hiệu quốc tế với Luật Hoàng Phi, chúng tôi làm cách nào?

Trả lời: Để biết thêm chi tiết về thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế như thế nào, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và báo giá dịch vụ cho bạn:
– Hotline: 0981.378.999 – 0981.059.868
– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi